Câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac (Trang 130 - 135)

Câu hỏi Ý kiến khách hàng

1. Trang phục của KTV có chỉnh tề, nghiêm túc khơng ?

2. KTV có đến làm việc đúng thời gian phù hợp với quý công ty khơng ?

3. KTV có hành động ảnh hưởng đến cơng việc của quý công ty không ?

4. Phong cách làm việc của các KTV như thế nào, có chun nghiệp khơng ?

5. Thái độ của KTV với các nhân viên kế toán và các nhân viên khác như thế nào ?

6. Quy trình cách làm việc của các KTV có khoa học khơng, phù hợp với đặc điểm tình hình của q cơng ty không ? 7. Các ý kiến của KTV nêu ra có hợp lý khơng ?

3.3. Điều kiện để thực hiện các kiến nghị

3.3.1. Về phía nhà nước

Nhà nước đã ban hành Luật Kiểm tốn độc lập có hiệu lực từ 01/01/2012 quy định về hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, làm cho môi trường pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay ở Việt Nam khá rõ ràng, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán của Việt Nam vẫn cịn chưa hồn chỉnh, chưa đồng bộ. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý về kế toán và kiểm tốn. Cụ thể:

- Bộ tài chính cần tiếp tục ban hành hệ thống các Chuẩn mực kế toán và kiểm tốn, ban hành đầy đủ Thơng tư hướng dẫn Chuẩn mực, đặc biệt là cần có sự hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật kiểm toán đối với một số Chuẩn mực kiểm tốn.

- Bộ tài chính cần sớm xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của KTV và cơng ty kiểm tốn, tránh sự phụ thuộc vào chủ quan của cơng ty đã gây ra các hình thức cạnh tranh bất lợi về nghề nghiệp.

- Bộ tài chính cần tăng cường hỗ trợ để nâng cao vị thế, vai trị của Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam đối với cơng tác quản lý hoạt động kiểm tốn bằng cách chuyển giao các chức năng quản lý hoạt động kiểm tốn.

3.3.2. Về phía Hội Kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Thứ nhất, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cần nâng cao

vai trị của mình đối với cơng tác quản lý hoạt động kiểm toán, tạo nên sức mạnh của ngành kiểm toán độc lập ở Việt Nam, đồng thời thể hiện được vai trò là cầu nối giữa các cơng ty kiểm tốn Việt Nam cũng như giữa kiểm toán Việt Nam và kiểm toán quốc tế.

Thứ hai, VACPA cần có chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức hàng năm

phù hợp với từng loại cấp độ KTV, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập, mở cửa và tiếp cận với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế rất đa dạng, phức tạp địi hỏi trình độ, kiến thức của KTV phải khơng ngừng nâng cao và mở rộng.

Thứ ba, VACPA cần xây dựng chương trình phù hợp với kỳ thi kiểm tốn

viên cấp quốc gia, nâng cao chất lượng của chứng chỉ kiểm tốn viên Việt Nam, được quốc tế cơng nhận.

3.3.3. Về phía cơng ty kiểm tốn

Thứ nhất, tuyển dụng nhân viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có tư

cách đạo đức tốt, cầu thị và có kỷ luật trong lao động. Đồng thời có chương trình cập nhật kiến thức, cử nhân viên đi học tập ở trong nước và nước ngoài.

Thứ hai, cần trang bị các phương tiện hiện đại, cần thiết cho các KTV để thực

hiện cơng việc nhanh chóng hơn.

Thứ ba, cơng ty cần tiến hành xây dựng quy trình kiểm tốn áp dụng thống

nhất. Quy trình kiểm tốn thích hợp sẽ giúp KTV thực hiện cơng việc kiểm tốn một cách khoa học, thu thập được đầy đủ các bằng chứng thích hợp với chi phí thấp, hạn chế được rủi ro kiểm toán và đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp cũng như các quy định pháp lý có liên quan. Quy trình kiểm tốn phải thể hiện được các bước và nội dung công việc cũng như các phương pháp thực hiện các cơng việc đó nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và phù hợp với các chuẩn mực kiểm tốn.

3.3.4. Về phía khách hàng được kiểm tốn

Một BCTC đã được kiểm toán đảm bảo độ tin cậy cao, không chứa đựng các sai phạm trọng yếu thì phải được kiểm tốn trong điều kiện có đầy đủ các bằng chứng làm cơ sở dẫn liệu và khơng bị hạn chế về phạm vi kiểm tốn. Vì vậy, trách nhiệm của đơn vị khách hàng là phải cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cho KTV khi được yêu cầu, đồng thời giải trình các thắc mắc cho KTV, có thái độ hợp tác tốt trong suốt cuộc kiểm toán. Để tạo điều kiện cho KTV thực hiện tốt cơng tác kiểm tốn, về phía nhân viên đơn vị khách hàng nên:

- Về sổ sách kế tốn cần được ghi chép cụ thể, cẩn thận, trình bày có khoa học. - Nhận thức rõ trách nhiệm của mình, cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết và sẵn sàng giải trình các thắc mắc của KTV khi tiến hành cơng tác kiểm tốn.

3.3.5. Về phía các trường đại học và các cơ sở đào tạo

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, đầu tiên và không thể thiếu được của kiểm tốn. Trường học là mơi trường quan trọng để đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành kiểm tốn. Do đó, để tạo điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc kiểm tốn về phía nhà trường nên có một số cải thiện như sau:

- Hồn thiện phương pháp đào tạo sinh viên, thường xuyên cập nhật các thơng tin mới về lĩnh vực kiểm tốn.

- Tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế trong quá trình học nhằm giúp sinh viên sớm định hình được cơng việc sau này để có thể có kế hoạch định hướng cho việc học trên trường lớp.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ngành nghề của mình.

Tóm lại:

Chương 3 của luận văn đã trình bày những ưu điểm, hạn chế và đề ra giải pháp hồn thiện kiểm tốn CPBH và CPQLDN do chi nhánh Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện dựa trên quan điểm của cá nhân của em. Giải pháp hoàn thiện dựa trên cơ sở những hạn chế của thực trạng và bám vào những cơ sở lý luận về kiểm toán CPBH và CPQLDN. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế nên việc đề ra các giải pháp hoàn thiện chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng cũng là những gợi ý cho Cơng ty hồn thiện hơn về quy trình kiểm tốn BCTC cũng như quy trình kiểm tốn CPBH và CPQLDN. Để các giải pháp trên có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp thì cần có sự xem xét nhìn nhận từ phía cơ quan quản lý (Bộ Tài chính..) cũng như từ phía doanh nghiệp để có những thay đổi phù hợp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nhu cầu kiểm tốn ngày càng tăng cao, hàng loạt các cơng ty kiểm toán được thành lập thì Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn A&C vẫn giữ được vị trí của mình nhờ có một đội ngũ nhân viên có trình độ kiến thức chun sâu về kế toán, kiểm toán. Sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường ngày càng tăng, các doanh nghiệp càng quan tâm đến việc quản lý các chi phí gián tiếp như CPBH và CPQLDN, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khoản mục chi phí này cũng tiềm ẩn nhiều gian lận sai sót, do đó nó ngày càng là một khoản mục trọng yếu khi tiến hành kiểm toán BCTC.

Trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hồn thiện đề tài này, em đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc kiểm toán các khoản CPBH và CPQLDN và hiểu được phần nào quy trình kiểm tốn các khoản chi phí này. Mục đích nghiên cứu đề tài này của em là bước đầu nắm bắt quy trình kiểm tốn các khoản chi phí này, từ đó nhìn nhận những ưu điểm trong chương trình kiểm tốn cần phát huy cũng như chỉ ra được những hạn chế trong quy trình kiểm tốn CPBH và CPQLDN. Tuy cịn nhiều hạn chế nhưng em cũng rất mong những kiến nghị trình bày trong luận văn có thể góp phần giúp Cơng ty hồn thiện hơn nữa quy trình kiểm tốn CPBH và CPQLDN nói riêng và quy trình kiểm tốn nói chung tại Cơng ty, góp phần nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài về kiểm toán CPBH và CPQLDN, tuy đã cố gắng hoàn thành luận văn này với khả năng có thể của mình nhưng do hạn chế về mặt nhận thức cũng như kinh nghiệm, luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo trong Bộ mơn Kiểm tốn – Học viện Tài chính, các anh chị và các bạn để luận văn của mình được hồn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Ngô Thế Chi và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn A&C đã nhiệt tình hướng dẫn để em hồn thiện đề tài này của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên), ThS. Đậu Ngọc Châu (Đồng chủ biên) (2009), “Giáo trình Lý thuyết Kiểm tốn”, NXB Tài chính.

2. TS. Nguyễn Viết Lợi (Chủ biên), ThS. Đậu Ngọc Châu (Đồng chủ biên) (2011), “Giáo trình Kiểm tốn Báo cáo tài chính”, NXB Tài chính.

3. Bộ Tài chính (2011), “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXB Lao Động 4. Bộ Tài chính (2011), “Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam”

5. Tài liệu nội bộ cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn A&C

6. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

7. Các website: www.kiemtoan.com

www.tapchiketoan.com www.a-c.com .vn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ac (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)