C 2: Tổng chi phí đặt hàng
c 1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị HTK
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: Mức đặt hàng mỗi lần QE: Mức đặt hàng kinh tế Khi đó ta có: C = C1 +C2 C = (Q2xc1) + (Qn Q xc2) Q =
Đại lượng Q cũng chính là mức đặt hàng kinh tế (QE), nó phản ánh số lượng hàng
nhập kho tối ưu mỗi lần.
Số lần cung ứng trong năm (Lc) theo công thức:
Lc= Qn
QE
Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là:
Nc = 360L c = 360 x QQE n Mức tồn kho trung bình ( Q ): Q =QE 2 + Qbh
Cơng thức tính thời điểm tái đặt hàng (Qđh) như sau:
Qđh = n x Qn
360
Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng. Thời điểm đặt hàng phản ánh doanh
nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủ cho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n).
1.2.2.3. Quản lý vốn bằng tiền của doanh nghiệp
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối vừa đem lại khả năng sinh lời cao, đồng thời đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
Nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do cơ bản: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền cơng, thanh tốn cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phịng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu: + Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiều để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh ngiệp trong kỳ: Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngồi phương pháp này, có thể vận dụng mơ hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát. Mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày đều phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày…
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm: Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dịng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao hoặc khơng kiểm sốt nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tức là xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu hay không. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng các chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.
+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh tổn thất do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tín tài chính của khách hàng
mua chịu. Tức là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng u cầu thanh tốn của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua những thông tin thu thập được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậm chí từ chối bán chịu.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các biện pháp phù hợp:
Sử dụng kế toán thu hồi nợ chun nghiệp: Có bộ phận kế tốn theo dõi khách hàng nợ, kiểm soát nợ phải thu với từng khách hàng…
Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phịng nợ phải thu khó địi, trích lập quỹ dự phịng tài chính.