Quản lý HTK và các biện pháp xử lý HTK.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP viglacera thăng long (Trang 92 - 95)

- Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa,

1/ Mục tiêu và định hướng phát triển của CTCP Viglacera Thăng Long trong thời gian tớ

3.2.2/ Quản lý HTK và các biện pháp xử lý HTK.

* Như nội dung đã phân tích ở chương 2, cơng tác quản trị vốn về HTK chưa thật

sự tốt, lượng HTK năm 2015 khoảng 66,54 tỷ đồng chiếm 83,57% trong tổng VLĐ và năm 2014 là 59,558 tỷ đồng chiếm 78,28% (theo bảng 2.1). Như vậy HTK năm 2015 so với năm 2014 tăng cả về số tuyệt đối tổng VLĐ và chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng trên dưới 80% trong tổng nguồn VLĐ) và HTK chủ yếu tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu và thành phẩm (đều trên 40%). Qua bảng 2.8 ta thấy trong năm 2015 số vòng quay HTK là 5,71 vòng/năm, năm 2014 là 4,8 vòng/năm. Số vòng quay HTK tăng đồng nghĩa với số ngày một vòng quay HTK tăng. Cụ thể năm 2015 số ngày một vòng quay HTK là 63,07ngày/vòng so với năm 2014 là 75,02ngày/vòng đã giảm 11,96 ngày tương đương với 15,94%. Tuy số vịng quay HTK có tăng nhưng tăng khơng đáng kể và cần phải tiếp tục được cải thiện hơn nữa.

- Qua phân tích chương 2 cho thấy lượng hàng tồn kho tập trung chủ yếu ở khoản mục nguyên liệu vật liệu và thảnh phẩm.Nguyên vật liệu sản xuất, thành phẩm của công ty cũng cần phải bảo quản ở những điều kiện tiêu chuẩn nhất định để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng . Lượng vốn ứ đọng ở hàng tồn kho còn quá lớn mà HTK là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp nhất . Do đó cần có biện pháp xử lý HTK như sau:

- Quản lý nguyên liệu, vật liệu bằng cách:

+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế hoạch phải trên cơ sở tình hình

năm báo cáo,dựa vào những dự báo thay đổi về thị trường của năm kế hoạch. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp để xác định chính xác nhu cầu cần dự trữ nguyên liệu, vật liệu hợp lý cho sản xuất. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường từ đó điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu cho công ty.

+Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo niềm tin đối với những nhà cung cấp lớn Để làm được điều này, Công ty cần thực hiện kỷ luật thanh tốn một cách nghiêm túc, duy trì thói quen mua hàng. Từ đó có thể được hưởng chính sách tín dụng thương mại ưu đãi nhất của nhà cung cấp cũng như đảm bảo nguồn cung ổn định, đạt tiêu chuẩn chất lượng để sản xuất. Bên cạnh đó cơng ty cũng cần mở rộng, tạo dựng thêm quan hệ với các nhà cung cấp mới để trong những trường hợp khơng tốt vẫn có một nguồn cung cấp ngun vật liệu kịp thời đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra liên tục, tránh việc bị ép giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, hay nguyên liệu vật liệu không đủ chất lượng để sản xuất sản phẩm.

+ Đối với một số mặt hàng tồn kho đặc thù như đất sét, cao lanh, nguyên liệu xương, men,..... Cơng ty phải có phương án bảo quản phù hợp. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chi tiết, chính xác các khoản tồn kho của mình. Chú ý phát hiện các vật tư kém chất lượng hoặc hư hỏng do quá trình vận chuyển và bảo quản để từ đó có kế hoạch sử dụng sớm cũng như loại bỏ ra khỏi kho hàng tránh việc ảnh hưởng đến chất lượng của các vật tư còn lại. Tránh việc sử dụng các loại vật tư này gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của công ty.

- Quản lý thành phẩm bằng cách:

+Đối với việc dự trữ thành phẩm, Công ty cần khảo sát nhu cầu thị trường xây dựng được kế hoạch tiêu thụ hiệu quả, bố trí kết cấu sản xuất tiêu thụ từng loại sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường cụ thể trong từng thời kỳ.

+ Duy trì mối quan hệ tốt đẹp, với các khách hàng cũ quen thuộc của công ty, đặc biệt là những khách hàng lớn, để đảm bảo lượng sản phẩm bán cho những khách hàng này ngày càng tăng lên. Thêm vào đó, cơng ty cũng phải tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng thành phẩm tồn kho.

Và đối với cả thành phẩm và nguyên vật liệu cơng ty cần có những biện pháp chung như sau

+Có thể xác định lượng hàng tồn kho tối ưu theo mơ hình EOQ như sau :

Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho

C2: Tổng chi phí đặt hàng

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị HTK

c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Q: Mức đặt hàng mỗi lần QE: Mức đặt hàng kinh tế Khi đó ta có: C = C1 +C2 C = (Q2xc1) + (Qn Q xc2) Q =

Đại lượng Q cũng chính là mức đặt hàng kinh tế (QE), nó phản ánh số lượng hàng

nhập kho tối ưu mỗi lần.

Số lần cung ứng trong năm (Lc) theo công thức:

Lc= Qn

QE

Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là:

Nc = 360L

c = 360 x QQE

n

Q =QE

2 + Qbh

Cơng thức tính thời điểm tái đặt hàng (Qđh) như sau:

Qđh = n x Qn

360

Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng. Thời điểm đặt hàng phản ánh doanh

nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủ cho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n).

+ Khi quy mô sản xuất tăng lên cũng địi hỏi lượng dự trữ cũng tăng vì thế hệ thống nhà xưởng của Công ty cần tiếp tục được nâng cấp, cải tạo bảo quản HTK tốt hơn.

+ Cơng ty cần trích lập các khoản dự phịng giảm giá HTK hợp lý nhằm ổn định tình hình tài chính của Cơng ty khi có sự giảm giá hàng hố tồn kho trên thị trường, đặc biệt là nguyên vật liệu và thành phẩm - hai nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng tồn kho.Để có thể xác định được chính xác số tiền phải trích lập dự phịng, Cơng ty cần có những thơng tin chính xác về thành phẩm, nguyên vật liệu có khả năng bị hư hỏng, giảm giá trị; và bằng chứng chứng minh được giá trị thuần có thể thực hiện được của loại nguyên liệu đó thấp hơn so với giá gốc của nó. Số tiền phải trích lập dự phịng là chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của thành phẩm, nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại CTCP viglacera thăng long (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)