Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 26 - 35)

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường và liên tục. Quản trị vốn lưu động gồm các nội dung sau:

1.2.2.2.1.Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

Khái niệm:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.

Công thức xác định nhu cầu VLĐ:

Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữ

nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp.

Các nhân tố ảnh hưởng:

Đó là các nhân tố như: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh (chu kì sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ quản lý, sử dụng vốn

lưu động của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật – cơng nghệ sản xuất ; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ...

Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Phương pháp xác định: a, Phương pháp trực tiếp

Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn lưu động

cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

+ Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.

- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế... Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động đối với từng loại vật tư dự trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại. Công thức tổng quát như sau: VHTK = ij X Nij)

Trong đó:

VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho

Mij: Chi phí sử dụng bình qn một ngày của hàng tồn kho i Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i

n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ

m: Số khâu(giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho

- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn

để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một

ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở, bán thành phẩm. Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

Vsx = Pn x CKsx x Hsd

Trong đó:

Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất

Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình qn 1 ngày CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)

Hsd: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%) - Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông:

Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.

+ Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ. Đối với vốn dự trữ thành phẩm được xác định theo cơng thức:

Vtp = Zsx x Ntp

Trong đó:

Vtp: Nhu cầu vốn thành phẩm

Zsx: Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm

+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng. Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất. Cơng thức tính khoản phải thu như sau:

Vpt = Dtn x Npt

Trong đó:

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân 1 ngày Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Các khoản nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanh nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần vốn lưu động của mình để dùng vào việc khác. Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trả của mình theo cơng thức:

Vpt = Dmc x Nmc

Trong đó:

Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

Cộng nhu cầu vốn lưu động trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông (vốn hàng tồn kho) với các khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính tốn phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

b, Phương pháp gián tiếp

Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc đọ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.

Cơng thức tính tốn như sau:

VKH = BC x x (1 + t%)

Trong đó:

VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch

Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

t % = x 100%

Trong đó:

t %: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Cơng thức tính như sau:

VKH =

Trong đó:

Mkh: Tổng mức ln chuyển vốn năm kế hoạch Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch.

1.2.2.2.2. Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho

Tồn kho dự trữ là những tài sản doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho thành phẩm dở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm. Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp và trung bình.

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, khơng phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ ln chuyển vốn lưu động.

Qui mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, đó là yếu tố quy mơ sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, đó là các yếu tố kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm , các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và

khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường... Nhận thức rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.

Mơ hình quản lý hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Trong quản lý hàng tồn kho cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất.

Mơ hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mơ hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mơ hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định được mức đặt hàng kinh tế như sau:

Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng

c1: Chi phí lưu trữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lần vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức đặt hàng mỗi lần

QE: Mức đặt hàng kinh tế Ta có: C = C1 + C2

C = ( x c1) + ( x c2)

Q =

Số lần cần cung ứng trong năm ( Lc): Lc =

Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc): Nc = =

Mức tồn kho trung bình ( ) : = + Qbh Trong đó Qbh là lượng dữ trữ bảo hiểm

Thời điểm tái đặt hàng: Qđh = n x Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng

1.2.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp thường do 3 lý do chính:

+ Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, tiền lương, tiền cơng, thanh tốn cổ tức hay nộp thuế... của doanh nghiệp.

+ Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận

+ Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu: + Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các

nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. +Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt

+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm

1.2.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu nhưng với quy mô và mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khơng kiểm sốt nổi sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản trị các khoản phải thu liên quan tới sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp cần đặc biêt coi trọng các biên pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu, cịn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp:

+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)