Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn cố định

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 39 - 42)

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn cố định

Kiểm tra việc sử dụng VCĐ là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Từ đó sẽ có những căn cứ để đưa ra các quyết định tài chính như điều chỉnh quy mơ và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới TSCĐ, khai thác năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có...Nhờ đó nâng cao quản trị VCĐ. Để đánh giá người ta thường sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích:

Hiệu suất sử dụng VCĐ: Nó phản ánh bình qn cứ một đồng

VCĐ được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ

Hàm lượng VCĐ: Nó phản ánh để tạo ra được một đồng doanh

thu thuần bán hàng trong kỳ cần bao nhiêu đồng VCĐ.

Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Doanh lợi VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bỏ ra

trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.

Doanh lợi VCĐ = Lợi nhuận( trước) sau thuế VCĐ bình quân trong kỳ

Lợi nhuận ở đây chỉ tính đến khoản thu nhập do có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra.

Các hệ số hiệu suất sử dụng VCĐ và doanh lợi VCĐ càng lớn thì quản trị VCĐ càng cao cịn hệ số hàm lượng VCĐ thì ngược lại.

* Chỉ tiêu phân tích:

Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh

nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền KH TSCĐ luỹ kế ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ và cần được đổi mới. Điều ngược lại chứng tỏ doanh nghiệp rất quan tâm tới đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nó phản ánh cứ một đồng TSCĐ được

sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ quản trị TSCĐ càng cao.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số huy động VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có

vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Hệ số huy động VCĐ = VCĐ đang dùng trong HĐKD Tổng VCĐ hiện có của doanh nghiệp

Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: Nó phản ánh

giá trị TSCĐ bình qn trang bị cho một cơng nhân trực tiếp sản xuất.

Hệ số trang bị TSCĐ = Ngun giá TSCĐ bình qn trong kỳ Số lượng cơng nhân viên trực tiếp sản xuất Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ điều kiện làm việc càng tốt.

Tỷ suất đầu tư TSCĐ: Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị

tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, trong một đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSCĐ.

Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x100% Tổng tài sản

Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: Phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị của từng

nhóm TSCĐ trong tổng TSCĐ của doanh nghiệ. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra biện pháp đầu tư nhằm nâng cao quản trị VCĐ của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ: là tỉ trọng từng nguồn VCĐ

có các biện pháp khai thác, mở rộng nguồn vốn. Mặt khác cịn để kiểm tra theo dõi tình hình thanh tốn chi trả các khoản nợ vay có đúng hạn hay không.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)