Giải pháp nâng cao quản trị vốn cố định

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 103 - 107)

3.2.1.3 .Trích lập các khoản và quỹ dự phịng theo quy định

3.2.3. Giải pháp nâng cao quản trị vốn cố định

VCĐ là một bộ phận rất quan trọng trong VKD, có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp.Từ tình hình thực tế TSCĐ của Cơng ty cho thấy: Trong năm 2013 vừa qua, TSCĐ được đầu tư đổi mới tăng thêm 7,91%, giá trị còn lại cuối năm bằng 87,23% so với nguyên giá, đây là một tỷ lệ khá cao cho thấy TSCĐ của Công ty vẫn đủ khả năng phục vụ hoạt động SXKD. Tuy nhiên trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa quản trị VCĐ công ty cần áp dụng một số giải pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý và sử dụng TSCĐ bằng cách lập hồ sơ, đánh số và mở sổ và thẻ chi tiết TSCĐ theo dõi đối với từng tài sản, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải do cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng. Sau đây là mẫu thẻ TSCĐ chi tiết mà Công ty nên áp dụng:

Số hiệu chứng từ

Nguyên Giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng

năm Diễn giải

Nguyên

giá Năm

Giá trị

hao mòn Cộng dồn

1 2 3 4 5 6 7

- Phân cấp quản lý TSCĐ cho từng cá nhân, bộ phận trong Công ty để nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCNV trong quản lý và sử dụng TSCĐ, bảo đảm TSCĐ ln hoạt động tốt trong q trình kinh doanh.

- Huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lập kế hoạch đầu tư mua sắm, tăng giảm và khấu hao tài sản cố định hàng năm: Kế hoạch này phải xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, xác định danh mục, số lượng, giá trị của từng loại TSCĐ tăng, giảm trong năm; phân tích cụ thể TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư và lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp.

- Đẩy mạnh đầu tư, đổi mới đúng hướng nhằm nâng cao quản trị VCĐ. Đồng thời, Công ty nên tiến hành thanh lý các TSCĐ hư hỏng, không cần dùng đến nhằm thu hồi VCĐ, bổ sung thêm cho nguồn VKD, hoặc để tái đầu tư vào TSCĐ mới. Việc đầu tư mua sắm TSCĐ đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả VCĐ, góp phần hạn chế được những hao mịn vơ hình, giảm chi phí cũng như giúp cho việc trích khấu hao vào giá thành sản phẩm của Cơng ty được chính xác. Khi đầu tư vào TSCĐ, phải lập dự án đầu tư để lựa chọn phương án hiệu quả nhất.

- Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, quản lý chặt chẽ quỹ khấu hao để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, đầu tư mới các TSCĐ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng nhanh chóng. Vì vậy, để tránh hao mịn vơ hình Cơng ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh, đặc biệt là các tài sản như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý…để rút ngắn thời gian thu

hồi vốn, tạo nguồn thay thế để đầu tư vào các TSCĐ khác duy trì năng lực sản xuất.

- Cơng ty cần phải thuờng xuyên tiến hành đánh giá lại TSCĐ, xác định số lượng và hiện trạng của tài sản. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường xun biến động, hiện tượng hao mịn vơ hình xảy ra rất nhanh chóng. Điều này làm cho ngun giá và giá trị cịn lại của TSCĐ khơng cịn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp Công ty lựa chọn được phương pháp khấu hao hợp lý nhằm thu hồi lại vốn hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.

- Định kỳ tiến hành kiểm tra máy móc thiết bị, tiến hành tu sửa, bảo dưỡng nhằm tránh tình trạng tài sản bị hư hỏng trước thời hạn hoặc không sử dụng được, làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD. Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn thì Cơng ty cần cân nhắc và tính tốn thật kỹ hiệu quả đem lại.

- Công ty cần phải chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để tránh gây tổn thất cho nguồn vốn của Cơng ty. Chính vì vậy, Cơng ty cần có các biện pháp để giảm thấp nhất thiệt hại về vốn như: Mua bảo hiểm TSCĐ, lập quỹ dự phịng tài chính...

- Tiến hành phân tích các chỉ tiêu quản trị VCĐ mỗi năm một lần để từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng quản trị VCĐ.

Trên đây là những đề xuất về các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD nói chung và quản trị VKD nói riêng của tơi đối với Cơng ty cổ phần xây dựng Hịa Bình trong thời gian sắp tới. Những giải pháp này được đưa ra dựa trên những phân tích, đánh giá về tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty trong hai năm 2012 và 2013 vừa qua. Hy vọng rằng những giải pháp này sẽ góp phần giúp Cơng ty nâng cao được quản trị vốn kinh doanh, tạo điều kiện cho một sự phát triển bền vững, lớn và mạnh hơn nữa trong tương lai.

KẾT LUẬN

Quản trị vốn kinh doanh là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của mọi doanh nghiệp. Chỉ có quản trị hiệu quả vốn thì các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và đứng vững được trên thị trường, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay.

Trong năm vừa qua, Công ty cổ phần xây dựng Hịa Bình đã có nhiều cố gắng tích cực vươn lên trong hoạt động kinh doanh và có lãi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, Cơng ty vẫn cịn tồn tại những khó khăn địi hỏi phải cố gắng hơn nữa, phải chủ động trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển vốn, làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hoá những nội dung cơ bản về lý luận vốn kinh doanh, kết hợp với những kiến thức đã học và những kiến thức thực tế thu hoạch được trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Hịa Bình, tơi đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng, từ đó thấy được những thành cơng và hạn chế trong cơng tác quản trị vốn kinh doanh của Công ty. Qua đó, tơi cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Giảng viên ThS Mai Khánh Vân , cảm ơn Ban lãnh đạo và cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại Phịng Kế tốn – Tài vụ của Cơng ty và các thầy giáo, cơ giáo khoa Tài chính Doanh nghiệp – Học viện Tài chính đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành bài Luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính năm 2013.

- Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính năm 2013. - Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính năm 2012

- Các tài liệu và báo cáo năm 2011, 2012, 2013 của Cơng ty cổ phần xây dựng Hịa Bình

- Các tạp chí kinh tế - tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)