Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 38 - 39)

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị vốn lưu động

Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp, có thể sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:

* Tốc độ luân chuyển VLĐ:

Sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Có thể đánh giá quản trị VLĐ qua 2 chỉ tiêu: Số vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ.  Số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu

động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả hoạt động luân chuyển vốn lưu động trong kỳ càng cao và ngược lại.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần

thiết để thực hiện một vòng quay VLĐ trong kỳ. Số ngày luân chuyển càng ít chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VLĐ càng linh hoạt, tiết kiệm, tốc độ luân chuyển VLĐ càng cao và ngược lại.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Doanh thu thuần bình quân một ngày Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm 360 ngày, một quý 90 ngày, một tháng 30 ngày.

* Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ: phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh với kỳ gốc.

VTK (±) = M1 x (K1 – K0) = M1 - M1

360 L1 L0

Trong đó: VTK : Số VLĐ có thể tiết kiệm được hay phải tăng thêm M1 : Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh

L0, L1 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ gốc, kỳ so sánh

* Hàm lượng vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp và ngược lại.

* Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động: Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một

đồng vốn lưu động mang vào SXKD trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)