Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 53 - 60)

2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần

2.1.3. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính chủ yếu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã và đang phải nỗ lực phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả SXKD để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Về kết quả kinh doanh: Sau đây ta sẽ đi phân tích một cách khái quát về

kết quả kinh doanh mà cơng ty cổ phần xây dựng Hịa Bình đã đạt được trong 2 năm 2012 và 2013 qua bảng 2.1.

Từ bảng 2.1 cho thấy kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Hịa Bình năm 2013 như sau: Lợi nhuận sau thuế giảm 86,977,26 đ so với năm 2012, ứng với tỷ lệ giảm là 43,43%. Các chỉ tiêu khác về lợi nhuận : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 97,58 %, Lợi nhuận trước thuế giảm 39,78%, Lợi nhuận khác tăng 352,2%, có thể thấy các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế đều giảm cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm 2013 không hiệu quả so với năm 2012

Doanh thu BH&CCDV năm 2013 giảm 28,143,292,857 đ, ứng với tỷ lệ giảm là 70,36% đã cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2013 không tốt so với năm 2012. DTT giảm 70,36%, trong khi giá vốn hàng bán giảm 70,11%, chậm hơn tốc độ giảm của DTT, từ đó làm lợi nhuận gộp giảm 822,592,709 đ, ứng với tỷ lệ giảm 79,72%. Các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm . Duy chỉ có thu nhập khác tăng với tốc độ rất lớn, 352,82%, lớn hơn nhiều tốc độ giảm doanh thu. Do đó phần nào đã làm gia tăng lợi nhuận sau thuế

Trong năm 2013, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Công ty phần lớn đều giảm với những con số giảm rất lớn. LNST giảm với tốc độ nhỏ hơn doanh thu chứng tỏ những cố gắng của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Bàng 2.1: Kết quả kinh doanh của cơng ty cổ phần xây dựng Hịa Bình năm 2012 và 2013

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012

So sánh

Số tiền Tỷ lệ(%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11,858,207,182 40,001,500,039 -28,143,292,857 -70.36

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 - 02) 11,858,207,182 40,001,500,039 -28,143,292,857 -70.36

Giá vốn hàng bán 11,648,882,811 38,969,582,959 -27,320,700,148 -70.11

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11) 209,324,371 1,031,917,080 -822,592,709 -79.72

Doanh thu hoạt động tài chính

6,200,708 15,799,435 -9,598,727 -60.75

Chi phí tài chính 103,435,111 211,000,000 -107,564,889 -50.98

- Trong đó: Chi phí lãi vay 103,435,111 211,000,000 -107,564,889 -50.98

Chi phí bán hàng 0 0 0 0

Chi phí quản lý doanh nghiệp 106,962,881 625,131,404 -518,168,523 -82.89

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 5,127,087 211,585,111 -206,458,024 -97.58

Thu nhập khác 141,035,377 31,146,005 109,889,372 352.82

Chi phí khác 0 0 0 0

Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

141,035,377 31,146,005 109,889,372 352.82

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50 = 30 + 40) 146,162,464 242,731,116 -96,568,652 -39.78

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 32,886,554 42,477,945 -9,591,391 -22.58 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

0 0

0

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp(60 = 50 - 51 - 52) 113,275,910 200,253,171 -86,977,261 -43.43

2.2. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Xây dựng Hịa Bình

2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Đối với một nhà quản trị tài chính doanh nghiệp thì quyết định đầu tư và quyết định tài trợ là 2 trong số 3 quyết định quan trọng nhất. Một cơ cấu vốn hợp lý, những phương thức huy động vốn phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, qua đó nâng cao quản trị vốn.

2.2.1.1. Cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn kinh doanh:

Cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn hiện cụ thể qua Bảng 2.2 dưới đây. Qua đó có thể thấy được một số điểm chính sau:

Về vốn kinh doanh:

Về sự biến động: Tổng VKD của Công ty cuối năm 2013 là

44,726,853,359đ, đầu năm là 39,524,334,237đ, cuối năm so với đầu năm tăng 5,202,519,122đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,16%. Trong đó:

- Vốn lưu động cuối năm là 29,639,936,760đ, tăng 5,604,849,026đ so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,43%.

- Vốn cố định cuối năm là 15,086,916,599đ, giảm 402,329,904đ so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ giảm 2,6%.

Như vậy là năm 2013 Công ty đã tăng đầu tư vào TSNH nhiều hơn TSDH. Năng lực sản xuất của Công ty được nâng cao. TSNH tăng lên chủ yếu là do Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 914,696,977 đ (934,59%), hàng tồn kho tăng 9,593,120,930 đ(267,32%), tài sản ngắn hạn khác tăng 429,745,770 đ (25,51%).

TSDH giảm là do TSCĐ mà cụ thể là TSCĐ hữu hình giảm 1,235,431,316đ (9,33%).

Về cơ cấu VKD: Đầu năm, VLĐ chiếm 60,81% tổng VKD, còn VCĐ chiếm

39,19%. Cuối năm, VLĐ chiếm 66,27% và VCĐ chiếm 33,73%. Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng VLĐ tăng 5,46% còn tỷ trọng VCĐ giảm 5,46%.

Cả đầu năm và cuối năm, VLĐ đều chiếm tỷ trọng lớn hơn VCĐ. Trong VLĐ, cả đầu năm và cuối năm, các khoản phải thu ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 77,65%, cuối năm là 44,98%, giảm 32,68%. Như vậy có thể thấy cuối năm cơng ty đã thu được một lượng lớn các khoản phải thu ngắn hạn. Hàng tồn kho đầu năm chiếm 14,93%, cuối năm chiếm 44,47% TSNH, tăng 29,54%. Trong TSDH, TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng rất lớn, đầu năm là 85,5%, cuối năm là 79,6%, giảm 5,91%.

Như vậy có thể thấy, trong năm 2013, tổng VKD của Công ty đã được bổ sung thêm , VLĐ của Công ty tăng nhưng VCĐ của công ty lại giảm. Trong năm, Công ty không đầu tư mua sắm thêm TSCĐ, công ty đầu tư thêm TSLĐ nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Đồng thời trong năm, VLĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn VCĐ trong tổng VKD của Cơng ty. Đó là điều hợp lý đối với một doanh nghiệp xây dựng, bởi yêu cầu đầu tư vào TSLĐ là rất lớn.

Về nguồn vốn kinh doanh: Ta sẽ xem xét theo hai tiêu thức phân loại sau:

- Nếu xét theo quan hệ sở hữu:

Về sự biến động:

 Vốn chủ sở hữu đầu năm là 5,796,605,938đ, cuối năm là 5,881,957,790đ, cuối năm so với đầu năm tăng 85,351,852đ, ứng với tỷ lệ tăng là 1,47%.

 Nợ phải trả đầu năm là 33,727,728,299đ, cuối năm là 38,844,895,569đ, cuối năm so với đầu năm tăng 5,117,167,270đ, ứng với tỷ lệ tăng là 15,17%.

Cả đầu năm và cuối năm, Nợ phải trả đều lớm hơn VCSH, thể hiện khả năng tự chủ tài chính của Cơng ty là chưa cao. Nhưng trong năm 2013, Nợ phải trả đã tăng nhanh hơn VCSH, từ đó làm tăng rủi ro tài chính cho Cơng ty.

Trong nợ phải trả, Nợ ngắn hạn chiếm 100%. Cuối năm so với đầu năm, Nợ ngắn hạn tăng 5,117,167,270đ, tương ứng 15,17%, làm tăng áp lực trả nợ cho Công ty. Như vậy là năm 2013, Công ty đã tăng sử dụng Nợ, đặc biệt là Nợ ngắn hạn.

Về cơ cấu nguồn VKD: Đầu năm, VCSH chiếm 14,67%, nợ phải trả chiếm

85,33%. Cuối năm, VCSH chiếm 13,15% và nợ phải trả chiếm 86,85%. Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng VCSH giảm 1,52%, còn nợ phải trả tăng 1,52%.

Tỷ trọng VCSH có giảm về cuối năm và nhỏ hơn tỷ trọng Nợ phải trả. Điều đó cho thấy sự tự chủ về tài chính của Cơng ty là chưa cao. Cả đầu năm và cuối năm nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng 100% cho thấy áp lực trả nợ đối với Công ty là rất lớn.

Như vậy, năm 2013, cả VCSH và nợ phải trả của Công ty đều tăng và nợ phải trả tăng với tốc độ nhanh hơn. Điều đó cho thấy mức độ tự chủ tài chính của Cơng ty đã giảm dần về cuối năm.

Nếu xét theo thời gian huy động và sử dụng vốn:

Về sự biến động:

 Nguồn vốn thường xuyên cuối năm là 5,881,957,790đ, cuối năm so với đầu năm tăng 85,351,852đ, ứng với tỷ lệ tăng là 1,47%.

 Nguồn vốn tạm thời cuối năm là 38,844,895,569đ, cuối năm so với đầu năm tăng 5,117,167,270đ, ứng với tỷ lệ tăng là 15,17%.

Về tỷ trọng: Cuối năm, nguồn vốn thường xuyên chiếm 13,15%, nguồn vốn

tạm thời chiếm 86,85%. Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên giảm 1,52%, còn tỷ trọng nguồn vốn tạm thời tăng 1,52%.

Như vậy, cả nguồn vốn thường xuyên và tạm thời của Công ty đều tăng nhưng nguồn vốn tạm thời tăng nhiều hơn. VKD chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời với tỷ trọng rất lớn và có xu hướng tăng về cuối năm.

Có thể thấy, TSDH của Cơng ty được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn ngắn hạn , còn TSNH được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ chính sách tài trợ của Cơng ty chưa lành mạnh và an tồn.

Bảng 2.2:Bảng cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn kinh doanh năm 2013.

Đvt: đ

CHỈ TIÊU

CUỐI NĂM ĐẦU NĂM CHÊNH LỆCH

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng(%)

A. VỐN KINH DOANH 44,726,853,359 100.00 39,524,334,237 100.00% 5,202,519,122 13.16 0.00

1. Vốn lưu động 29,639,936,760 66.27 24,035,087,734 60.81% 5,604,849,026 23.32 5.46

- Tiền và các khoản tương đương tiền 1,012,568,587 3.42 97,871,610 0.41% 914,696,977 934.59 3.01 - Các khoản phải thu ngắn hạn 13,331,119,533 44.98 18,663,834,184 77.65% -5,332,714,651 -28.57 -32.68 - Hàng tồn kho 13,181,814,885 44.47 3,588,693,955 14.93% 9,593,120,930 267.32 29.54 - Tài sản ngắn hạn khác 2,114,433,755 7.13 1,684,687,985 7.01% 429,745,770 25.51 0.12 2. Vốn cố định 15,086,916,599 33.73 15,489,246,503 39.19% -402,329,904 -2.60 -5.46 - Tài sản cố định 12,008,496,962 79.60 13,243,928,278 85.50% -1,235,431,316 -9.33 -5.91 Tài sản cố định hữu hình 12,008,496,962 100.00 13,243,928,278 100.00% -1,235,431,316 -9.33 0.00 - Tài sản dài hạn khác 3,078,419,637 20.40 2,245,318,225 14.50% 833,101,412 37.10 5.91

B. NGUỒN VỐN KINH DOANH 44,726,853,359 100.00 39,524,334,237 100.00% 5,202,519,122 13.16 0.00

1. Theo quan hệ sở hữu vốn 44,726,853,359 100.00 39,524,334,237 100.00% 5,202,519,122 13.16 0.00

a. Vốn chủ sở hữu 5,881,957,790 13.15 5,796,605,938 14.67% 85,351,852 1.47 -1.52 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,010,000,000 85.18 5,010,000,000 86.43% 0 0.00 -1.25

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0.00% 0 0.00 0.00

- LNST chưa phân phối 871,957,790 14.82 786,605,938 13.57% 85,351,852 10.85 1.25 b. Nợ phải trả 38,844,895,569 86.85 33,727,728,299 85.33% 5,117,167,270 15.17 1.52 (i). Nợ ngắn hạn 38,844,895,569 100.00 33,727,728,299 100.00% 5,117,167,270 15.17 0.00

(ii). Nợ dài hạn 0 0 0 0.00 0.00

2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn 44,726,853,359 100.00 39,524,334,237 100.00% 5,202,519,122 13.16 0.00

a. Nguồn vốn thường xuyên = (i)+(ii) 5,881,957,790 13.15 5,796,605,938 14.67% 85,351,852 1.47 -1.52 (i). Vốn chủ sở hữu 5,881,957,790 100.00 5,796,605,938 100.00% 85,351,852 1.47 0.00

* Phân tích mơ hình tài trợ: Tại thời điểm 31/12/2013

với NWC =29,639,936,760 -38,844,895,569 = - 9,204,958,809 < 0, Cơng ty đang sử

dụng mơ hình tài trợ thứ 3 dùng một phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSDH hay nói cách khác tồn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xun, cịn 1 phần TSLĐ thường xun và tồn TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời. Mơ hình này cho thấy Cơng ty đang mạo hiểm, khơng đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính, Cơng ty có thể mất khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn nếu khơng có những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, với mơ hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn và việc sử dụng vốn sẽ kinh hoạt hơn. Nếu Công ty biết tận dụng hiệu quả mơ hình này sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)