Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 101 - 103)

3.2.1.3 .Trích lập các khoản và quỹ dự phịng theo quy định

3.2.2.3. Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu

Do thực hiện chính sách bán hàng chậm trả nên các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ của Công ty. quản lý tốt các khoản phải thu là một yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với Công ty. Để thực hiện việc quản lý được hiệu quả, Cơng ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

khách hàng có thực hiện những điều kiện trong hợp đồng hay khơng. Bên cạnh đó, cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng.

- Thường xuyên thu thập các thơng tin về khách hàng để có chính sách bán hàng phù hợp, hiệu quả. Công ty phải nắm vững được khả năng tài chính của khách hàng để xác định mức cho nợ và thời gian nợ. Nếu khách hàng có khả năng tài chính lớn, khả năng huy động vốn cao thì có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ. Đối với những khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp thì Cơng ty nên đánh giá đúng mức độ tin cậy của khách hàng để hạn chế tối đa những rủi ro. Ngồi ra, Cơng ty cũng nên xem lại khả năng tài chính của mình để quyết định điều kiện tín dụng đối với khách hàng, nếu khách hàng vẫn đủ khả năng trả chậm thì Cơng ty có thể bán chịu.

- Trong công tác thu hồi nợ: Hàng tháng, công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ về quy mơ, thời hạn thanh tốn của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh tốn trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh tốn. Cần phân loại nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ đó.

- Đối với những khoản nợ q hạn, nợ đọng: Cơng ty cần tìm ra ngun nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Cơng ty cần phải có chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với những khách hàng uy tín, truyền thống thì có thể thực hiện gia hạn nợ. Còn đối với những khách hàng cố ý khơng thanh tốn hoặc chậm trễ thanh tốn thì Cơng ty cần hành động dứt khốt, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các toà kinh tế.

- Thường xuyên làm tốt cơng tác theo dõi, rà sốt, đối chiếu thanh tốn cơng nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh tốn, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vịng quay vốn, tăng quản trị vốn lưu động.

-Đối với các khoản nợ quá hạn lâu ngày khó có khả năng thu hồi được vì nhiều ngun nhân (khách hàng khơng cịn khả năng thanh toán, chủ nợ bị phá sản hoặc trốn tránh), Cơng ty phải tiến hành trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi để đề phịng rủi ro và đưa vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ.

-Công ty nên mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên theo dõi và đốc thúc việc thu hồi nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng hòa bình (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)