Biểu thức ngữ hành động chê khác

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 86 - 90)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1 Hành động chê trực tiếp và các biểu thức sử dụng

3.1.5 Biểu thức ngữ hành động chê khác

Trong một số tình huống khác, tham thoại tiền dẫn nhập có thể là hành động cảm thán bày tỏ sự không bằng lịng hoặc than thở về nỗi khổ của mình do những hành động, thái độ của người xung quanh gây ra. Có thể xét đến trường hợp dưới đây:

(65) (a) Sao thiên hạ cứ hay nói nhảm thế? Tơi với Tuyết cũng chỉ giao

thiệp cao thượng như tôi với bạn đây thơi chứ nào có tình ý gì! (b) Ấy thế mà ai cũng bảo kia chứ?

(c) Sao nữa?

(d) Người ta lại đồn rằng cụ Hồng muốn gả Tuyết cho bạn nữa!

Xuân Tóc Ðỏ sung sướng hết sức. Ðó là lần đầu nó được báo tin như thế. Tuy nhiên nó cũng vờ thở dài mà rằng:

(e) Cái ấy mà thật thì chí nguy! Khơng biết từ chối thế nào cho được lịch sự đấy!

Bà Typn sững sốt mà rằng:

(f) Ồ! Thế ra bạn chưa ưng kia à? Tôi tưởng một người như Tuyết, đẹp, con nhà giầu lại tân thời, như vậy, mà bạn lấy được thì tưởng thanh niên trí thức nước Nam ai cũng ca tụng bạn về cái tài đào mỏ! Mà bạn lấy Tuyết thì cịn cặp un ương nào xứng đơi hơn nữa! [29, tr.112]

Trong trường hợp trên, Xuân Tóc Ðỏ đã chối cãi để thú nhận một cách gián tiếp. Theo đó, bà Typn đã bị thu hút bởi hành động than thở của Xuân về việc “Sao thiên hạ cứ hay nói nhảm thế? Tơi với Tuyết cũng chỉ giao thiệp cao thượng như tôi với bạn đây thôi chứ nào có tình ý gì!” tại lượt lời (a). Tuy nhiên, Xuân càng giả vờ khiêm tốn và cố chứng minh “giao thiệp cao thượng” của mình và Tuyết thì càng khiến bà Typn khơng hài lịng. Bởi lẽ, có một ranh giới siêu ngắn giữa khiêm tốn và kiêu ngạo; đôi khi quá khiêm tốn lại thành ra kiêu ngạo. Trong mắt bà cũng như bao người, một tên ma cà bơng đang trèo cành cao, cịn gì nhẹ nhàng hơn việc dấn thân sâu hơn vào tầng lớp thượng lưu bằng việc lấy Tuyết. Điều này khiến bà không khỏi thốt lên rằng “Ồ! Thế ra bạn chưa ưng kia à?” tại lượt lời (f). Tuy nhiên, bên cạnh việc cảm thán về sư giả vờ “từ chối thế nào cho được lịch sự” của Xuân, bà cũng không quên

khen ngợi Tuyết về sự giàu có, đẹp đẽ, tân thời, đồng thời vuốt nhẹ vào lòng

Xuân bằng câu nịnh nọt “bạn lấy Tuyết thì cịn cặp un ương nào xứng đôi hơn nữa!”. Đây là một hành động chê khéo léo mà vẫn đảm bảo thể diện của Xuân Tóc Đỏ - người cùng giao tiếp, khiến cho Xuân không khỏi vui sướng trong lòng.

(66) Người chê Xuân hạ lưu, người lại ca tụng Xn dịng dõi bình dân.

Vì lẽ bình dân với hạ lưu cũng khó phân biệt, vì hai cái ấy rất giống nhau, nên phái này bảo phái kia nhầm lẫn và trái lại... Người chê Xuân vô học, người lại quả quyết rằng về học thức của Xuân thì mấy ai đã bằng! [29, tr.109]

Ở ví dụ trên, thông qua những phát ngôn trần thuật cùng với các thủ pháp đối lập bên trong các phát ngôn này (giữa “chê” với “ca tụng”, giữa “hạ lưu” với “dịng dõi”; giữa “vơ học” với “học thức mấy ai đã bằng”, giữa “tránh được cái nạn có một người nhơ bẩn” với “thiệt hại cho thương mại”), chúng tôi đã gián tiếp chê bai rất nhiều sự việc, hiện tượng. Ông lên án sự mụ mị, mơ hồ của dư luận đối với hai luồng ý kiến: phái phản đối gồm có cậu Tú Tân, bà vợ ông phán mọc sừng, do ông Typn làm lãnh tụ và phái tán thành có ơng Phán mọc sừng, cô Tuyết, bà vợ ông Typn, mấy cô khâu và gần tất cả mấy bác thợ may. Theo đó, các biểu ngữ chê này có nội dung mệnh đề thông báo, thông tin về dư luận của những người xung quanh đối với trường hợp của Xuân nhưng bên trong lại ngầm thể hiện thái độ khơng đồng tình, khơng hài lịng của người phát ngơn. Nhà nghiên cứu Peter Zinoman, trong tác phẩm Số

đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam, cho rằng đấy là

những biểu hiện về nỗi hoài nghi “sự trong sáng và độ đáng tin cậy của ngôn ngữ” trong việc dẫn dắt con người đến tri thức đúng đắn, đồng thời cũng nói lên “cảm giác châm biếm và bất lực ngày càng cao hơn - có liên quan đến những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ, đặc trưng của thời hiện đại nói chung”.

Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã tìm cách để người đọc được tiếp xúc

trực tiếp với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. Các từ ngữ đánh giá hoặc miêu tả hành vi những mang sắc thái thơng tục, thậm chí thơ thiển như

ngu, khốn, tồi, đếch, mẹ, quái gì, đồ,… xuất hiện trong nhiều câu văn:

- Nước nơi mẹ gì!

- Có xấu cái đếch ơng đây này!

- Tơi thì danh giá qi gì! [29, tr.115]

Ngôn ngữ đối thoại của Xuân mang đậm chất khẩu ngữ được khéo léo sử dụng thường xuyên, dày đặc nhưng có chọn lọc, phù hợp, gắn với những ngữ cảnh nhất định, phản ánh đúng bản chất nghề nghiệp, trình độ văn hố, cá tính của nhân vật. Những yếu tố cảm thán trong phát ngôn chê có tác dụng

bộc lộ rõ hơn thái độ khơng hài lịng, khơng thích của chủ thế phát ngơn với đối tượng bị chê. Nhờ đó có thể làm tăng hiệu lực ở lời của hành động chê.

Các từ thông tục như “đĩ” xuất hiện nhiều trong các cuộc đối thoại như “Âu là tôi cũng ăn mặc tân thời! Mặc cho thiên hạ sẽ gọi tơi là con đĩ già!”, “Cơ có biết thế là đĩ thỗ lắm khơng? Mau mau ra khỏi cửa nhà này lập tức không mà xấu hổ với tơi bây giờ!”, “Lại cịn con mẹ Phó Ðoan, cái con đĩ già dơ đời ấy nữa! Sân quần à? Rõ đĩ mà không biết rởm! Rồi tôi cấm cửa thằng Xuân cho mà xem!” … Các lớp từ ngữ này gồm từ khẩu ngữ và từ thông tục đã làm tăng thêm sức ám gợi nơi người đọc và tạo được những liên tưởng bất ngờ, những hàm nghĩa tinh tế, sinh động, có tác dụng trong việc làm cho đối tượng, sự việc được miêu tả thực hơn, tạo nên những nhận thức mới.

Cấu trúc “đồ” + “tính từ mang nghĩa chê bai” được sử dụng từ giai

đoạn 1930 -1945 và bắt đầu phổ biến từ sau năm 1986. Số đỏ là một tiểu

thuyết văn học được đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Do đó, điều này là hồn toàn hợp lý. Khác với dịng ngơn ngữ bác học, văn phong trau chuốt, mượt mà, Số

đỏ gây ấn tượng với người đọc bằng hàng loạt tiếng chê bai. Các từ mang ý

mẳng chửi như: đồ ngu, đồ đĩ, đồ khốn nạn, đồ ê trệ chửa, đồ xỏ lá, đồ ba que,… được Vũ Trọng Phụng lồng ghép tài tình trong các lời chê bai. Qua đó,

người đọc đã thấy được nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong việc sử dụng hình thái ngơn ngữ nửa trực tiếp để tạo nên hiện tượng đa thanh cho giọng điệu kể chuyện, thể hiện sự tức tối, bực dọc cao độ của người nói. Cách sử dụng từ ngữ gần gũi với đời sống sinh hoạt phản ánh cách nhìn nhận, cách tư

duy và cảm xúc của Vũ Trọng Phụng. Với ý nghĩa ấy, các từ ngữ này chứa đựng những trải nghiệm chân thực của nhà văn về “những kẻ chẳng hiểu văn minh là cái quái gì”.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)