CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1 Hành động chê trực tiếp và các biểu thức sử dụng
3.1.3 Biểu thức chê về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu)
Hành động chê về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu) thường được
thực hiện trong các cuộc hội thoại liên quan đến gia thế và địa vị của người được nhắc đến. Tuy nhiên, không phải lúc nào hành động chê cũng được thực hiện trực tiếp bởi chính người đang phát ngôn trong đoạn hội thoại. Trong giao tiếp hàng ngày, mọi người đều muốn mình được tơn trọng nên con người ln có nhu cầu thể diện và giữ thể diện. Bản thân hành động chê là một hành động khơng mang tính lịch sự và việc sử dụng hình thức trực tiếp có thể làm phát huy tối đa hiệu qủa của hành động chê. Với hành động chê trực tiếp này, người phát ngôn bộc lộ ý khen tại lời và người nghe khơng phải trải qua q trình suy ý nào. Một số cấu trúc chê trực tiếp về khả năng thường gặp, bao
gồm: chủ ngữ + là/thật là/đúng là + danh từ + tính từ tiêu cực, chủ ngữ + tính từ tiêu cực + từ tình thái, chủ ngữ + mà khơng + tính từ tiêu cực + thì cịn +
chủ ngữ + tính từ tiêu cực + nữa,…
(61) Bổn phận tôi phải báo bạn biết là bạn bị gièm pha, nói xấu thì bạn cứ nên biết thế thôi. Họ kêu bạn những là con nhà hạ lưu, vô học thức, làm nghề nhặt quần, ngày xưa đã thổi loa quảng cáo thuốc lậu, và còn nhiều điều xấu lắm nữa, ê trệ lắm nữa [29, tr.113]
Trong ví dụ trên, lời thoại này được phát ngôn từ bà Typn. Tuy nhiên, hành động chê về điều kiện kinh tế và gia cảnh của Xuân với cụm từ “con nhà hạ lưu” không được thực hiện bởi vợ của ông Văn Minh mà là từ ông Victor Ban. Trái ngược với thượng lưu là hạ lưu. Nếu tầng lớp thượng lưu chỉ những người giàu có, có địa vị thì hạ lưu mang ý nghĩa ngược lại, chỉ những người không quyền, không địa vị, khơng có tài sản. Khơng sử dụng các tính từ chê
bai như nghèo, đói, vơ gia cư, cụm từ “hạ lưu” vẫn khiến người đọc hiểu ngay về điều kiện kinh tế và gia cảnh của Xuân gắn mác ma cà bơng chính hiệu.