Biểu thức khen về khả năng

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 Hành động khen trực tiếp và các biểu thức sử dụng

2.1.2 Biểu thức khen về khả năng

Hành động khen trực tiếp về khả năng thường được biểu đạt qua một số biểu thức như: chủ ngữ + tính từ tích cực + từ tình thái/từ chỉ mức độ hoặc chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + tính từ tích cực + phó từ chỉ mức độ.

(28) Tự nhiên bà Phó Đoan hỏi:

- Này cái anh chàng Xuân xem chừng cũng được việc đấy chứ? Cô cháu đáp:

- Hắn thơng minh lắm! Mới vào làm có vài ngày mà khách khứa xem ý ai cũng mến.

Bà Phó Đoan sung sướng mà rằng:

- Số anh ta tốt lắm đấy! Ở đâu là vui vẻ đấy, thịnh vượng đấy.

- Thế à! Có lẽ đúng thật! Từ hơm có hắn thì quả nhiên khách may mặc cũng có đơng hơn lên.

Ơng cháu rể ơn tồn:

- Được cái mồm miệng hắn cũng nhanh nhẩu. Bà Phó thêm:

- Có người đi đến đâu chết trâu đến đấy, anh ta thì đi đến đâu cũng vui vẻ đến đấy, âu cũng là tại số, chỉ thương hại về nỗi mồ côi sớm, chứ không nếu được ăn học, tất cũng nên người như ai [29, tr.49]

Đây là cuộc đối thoại giữa ba người là (cơ cháu) Bà Văn Minh, Bà Phó Đoan và (ơng cháu rể) Ơng Văn Minh. Khi nói về chàng Xuân, Bà Văn Minh đã dùng hành động khen để nói về khả năng của Xuân Tóc Đỏ này. Cấu trúc

khen trực tiếp: chủ ngữ + tính từ + phó từ chỉ mức độ được sử dụng trong phát

ngôn “Hắn thông minh lắm!”. Người nói biểu lộ thái độ hài lòng đối với người được khen. Trong đó, “xem chừng cũng được việc” là một lời khen về khả năng hồn thành tốt cơng việc của Xuân Tóc Đỏ. Ơng Văn Minh chỉ chiếm một lượt với nội dung “Được cái mồm miệng hắn cũng nhanh nhẩu”.

Trong giao tiếp hàng ngày, mọi người đều muốn mình được tơn trọng nên con người ln có nhu cầu thể diện và giữ thể diện. Bản thân hành vi

khen là một hành vi mang tính lịch sự cao và việc sử dụng hình thức trực tiếp

có thể giúp làm phát huy tối đa hiệu qủa của hành động khen và tính lịch sự

của nó. Với hành động khen trực tiếp này, người phát ngôn bộc lộ ý khen tại lời và người nghe khơng phải trải qua q trình suy ý nào.

(29) (a) Giời ơi, anh là một bậc kỳ tài! Thật là xuất khẩu thành chương. Mà

thơ như thế thì thật trào phúng lắm, khơng kém gì Tú Mỡ. Nhưng mà thơ của anh sao có nhiều mùi thuốc thế?

Không biết cắt nghĩa ra sao, Xuân bèn đố lại: (b) Ðố biết đấy.

Tuyết lại tự trả lời cho câu hỏi của mình:

(c) À phải rồi! Tại anh đã học trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì! Thật là văn chương đốc tờ đấy [29, tr.81]

Trên đây là cuộc hội thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và Tuyết sau khi Xuân bộc lộ tài năng thông qua việc so tài văn thơ. Lượt lời (a) là lời khen trực tiếp về tài năng của Tuyết dành cho Xuân. Tuyết gọi Xuân là “bậc kỳ tài”, “xuất khẩu thành chương”, “khơng kém gì Tú Mỡ”. Khi được hỏi về việc thơ của mình sao nhiều mùi thuốc thế, Xn cịn chưa cắt nghĩa được thì Tuyết đã vội vàng khen tiếp theo lượt lời (c) với nội dụng “Tại anh đã học trường thuốc

nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì! Thật là văn chương đốc tờ đấy”. Tuyết gọi văn thơ của Xuân là sự kết hợp giữa thơ ca và y học, đề cao trí tuệ và tài năng của Xuân.

Trong một số trường hợp, hành động khen trực tiếp về khả năng cịn thể hiện tính lịch sự trong hành động khen và đạt được hiệu quả cao trong giao

tiếp, giúp người phát ngơn đạt được mục đích xác lập các mối quan hệ xã hội. Lời khen này cũng là hành động tôn vinh thể diện, làm gia tăng thể diện của người nói và người nghe.

(30) Xin giới thiệu các ngài, đây, ông Xuân quản lý tiệm may Âu Hoá, một nhà nghệ sĩ, đo đắn khéo, chế nhiều kiểu áo rất đẹp, chị em chúng tôi được hưởng cái tài trí của ơng đã nhiều lắm” [29, tr.71].

Trong lần gặp gỡ tại khách sạn Bồng Lai, Xuân được giới thiệu là “quản lý tiệm may Âu Hoá, một nhà nghệ sĩ, đo đắn khéo, chế nhiều kiểu áo rất đẹp” theo phát ngôn trên. Cách giới thiệu về ông Xuân đầy những hành động khen nào là “quản lý tiệm may Âu Hóa, một nhà nghệ sĩ, đo khéo, chế

nhiều kiểu áo đẹp” đây là những hành động thể hiện thái độ hết mức khen

ngợi tài năng may đo quần áo của ông Xuân và cũng là cách để lăng xê, quảng bá hình ảnh của ơng Xn, giúp ơng Xn có thêm nhiều khách hàng hơn. Từ góc độ ngơn ngữ xã hội, hành động khen và xưng “ông Xuân” thể

hiện sự khen ngợi theo quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng xã hội.

Lúc này, việc khen và tiếp nhận lời khen đã bắt đầu được xem xét dựa trên

tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, học vấn,… của Xuân. Các xưng hô này đã tạo cho Xuân một cảm giác “tài trí” khác biệt vượt trội hơn hẳn so với những ngày tháng luồn cúi ngày trước và khiến lời xu nịnh “một nhà nghệ sĩ, đo đắn khéo, chế nhiều kiểu áo rất đẹp” lọt tai và hiệu quả hơn. Đồng thời, người phát ngơn cịn nhấn mạnh việc được “hưởng cái tài trí của ơng nhiều lắm” càng đưa thể diện của người được khen lên cao, cụ thể ở đây là Xuân. (31)- Ðây, giáo sư Xuân, một nhà quần vợt. Ðây ông Hải, một tay quần

vợt đại tài, quán quân Bắc Kỳ năm 1936, và đây, ông Thụ, quán quân quần vợt Trung Bắc lưỡng Kỳ năm 1935!

- Thưa bác sĩ, ngài là một nhà học rộng, tài cao, xin ngài cứu chữa ngay cho một người đau đớn... có lẽ đến mất đức hạnh... [29, tr.205]

Trong đoạn hội thoại trên, nhân vật Xuân được đốc tờ Trực Ngôn gọi là “giáo sư Xuân”. Danh xưng giáo sư thường được dùng để chỉ những người có học thức, có địa vị và rất được coi trọng trong xã hội. Vậy mà trong văn cảnh trên, cách gọi như vậy lại được dùng cho một thằng lưu manh, hạ lưu vô học với cái láu lỉnh, thông minh kiểu vẹt. Phát ngôn “Thưa bác sĩ, ngài là một nhà học rộng, tài cao, xin ngài cứu chữa ngay cho một người đau đớn... có lẽ đến mất đức hạnh” là hành động khen về tài năng của Xuân về việc

“học rộng”, “tài cao”. Nội dung của hành động này làm gia tăng thể diện cho Xuân trước hai nhà quần vợt là ông Hải và ông Thụ.

Hành động khen vốn đã chứa đựng tính lịch sự trong nó, do đó, nhiều hành động khen không xuất phát từ mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa

những người trong cuộc hội thoại mà mang tính xã giao nhằm làm thoả mãn được cả người đưa ra hành động khen và người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)