Đặc điểm của hành động “chê” trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Hành động khen và hành động chê trong tiếng Việt

1.3.2.2 Đặc điểm của hành động “chê” trong tiếng Việt

Chê là một hành động âm tính (negative) đe dọa thể diện của cả người nói và người nghe, nên người nói cần phải biết các chiến lược thường dùng để tạo một hành động chê thích hợp. Trong phát ngơn chê, người nói cần sử

dụng hình thức ngơn từ nào đó sao cho phát ngơn dễ chấp nhận hơn, tránh được những điều đáng tiếc trong giao tiếp vì ngơn từ có tác dụng điều chỉnh phần nào mức độ trang trọng hay thân thiện của tình huống giao tiếp. Bằng sự khéo léo, tế nhị trong ứng xử giao tiếp và sử dụng ngơn ngữ, người nói có thể đưa ra hình thức chê phù hợp với ngữ cảnh cuộc thoại (tình huống xảy ra, yếu tố địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính…). Cohen đề cập đến khả năng văn hóa xã hội có tác động đến việc chọn lựa các chiến thuật sử dụng các hành vi ngôn ngữ, và chỉ ra rằng địa vị xã hội, tuổi tác và giới tính là một phần của các tác nhân xã hội và có thể đóng vai trị quan trọng trong việc chọn lựa các chiến lược giao tiếp [21, tr.31].

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chiến lược sử dụng các hành động ngôn ngữ trong đó đặc trưng văn hóa xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc chọn lựa các chiến lược ngôn ngữ phù hợp. Việc chọn lựa ngôn từ phù hợp quyết định sự thành công trong giao tiếp. Đặc biệt trong phát ngôn chê cần biết lựa chọn ngôn từ, chiến lược chê phù hợp với mục

đích giao tiếp, tránh những điều đáng tiếc trong giao tiếp vì đây là một hành vi đe dọa thể diện cao. K. Tracy, D. Van Dusen và S. Robinson trong Good and bad criticisms: a descriptive analysis. Journal of Communication] đã nêu

lên năm đặc điểm để phân biệt lời chê “tốt” (“good” criticisms) và lời chê

“xấu” (“bad” criticisms). Trong đó lời chê “tốt” trước tiên cần phải dùng ngơn ngữ và thái độ tích cực, thứ hai sự thay đổi được đề nghị trong phát ngôn chê phải cụ thể và người chê có dụng ý giúp những thay đổi ấy có khả năng xảy ra, thứ ba là lý do đưa ra lời chê phải có lý, rõ ràng, tiếp đến lời chê được bù đắp lại bằng cách đặt trong một thơng điệp tích cực hơn và một lời chê “tốt” sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của đối tượng giao tiếp.

Hành động chê trong giao tiếp tiếng Việt là một hành động biểu hiện sự

thiếu tích cực trong cách ứng xử ngôn ngữ của người Việt. Trong văn hóa giao tiếp của người Việt chuẩn mực xã hội có sự tác động mạnh mẽ tới các hành động giao tiếp. Các hành động giao tiếp như: chào, hỏi, cảm ơn, khen

tặng… là những hành vi ngôn ngữ bù đắp hoặc làm tăng thể diện của người nhận trong cuộc thoại thì hành động chê về bản chất nội tại là làm tổn hại đến thể diện của người tiếp nhận. Chê là hành động mang tính chủ quan, phụ

thuộc vào nhận thức và trình độ hiểu biết, thẩm mỹ của người chê. Cùng một sự vật, hiện tương, ở mỗi giai đoạn và thời điểm khác nhau, người ta cũng sẽ có những đánh giá và nhìn nhận khác nhau, có thể khen tại thời điểm này

nhưng chê ở thời điểm khác.

Các từ ngữ thường xuất hiện trong hành động chê bao gồm: chê bai,

cười cợt, dè bỉu, chế nhạo, bêu rếu, giễu cợt, đàm tiếu, dị nghị, than phiền, lên án, phê bình, phê phán, khiển trách, dị nghị,… Các hành động đi kèm ngữ

cảnh này thường là xua tay, lắc đầu, bĩu môi, nhăn mặt, cau có, nhún vai,…Ngơn ngữ và nội dung chê thường là những vấn đề khơng mang tính đe dọa quá lớn đến thể diện, danh dự của người được nhắc đến, nếu không sẽ được xem như hành động chỉ trích, nhục mạ, chửi bới.

Tính lịch sự trong tiếng Việt tồn tại trong một cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa, và nó bị chi phối bởi những chuẩn mực xã hội. Xem xét trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại ngày nay thì ứng xử lịch sự cũng là một chiến lược giao tiếp của cá nhân, nó đang trở thành một nét đẹp văn hóa trong giao tiếp của các cộng đồng ngơn ngữ nói chung và của người Việt nói riêng. Có thể nói lịch sự đang trở thành một sợi dây nối kết con người trong cộng đồng lại với nhau.

Trong giao tiếp hay trong việc tạo lập quan hệ, chúng ta có thể ví ngơn ngữ như một “con dao hai lưỡi” nếu người sử dụng hiểu và làm chủ thì sẽ thành cơng, cịn chưa hiểu rõ mà sử dụng nguy cơ thất bại trong cuộc giao tiếp là rất cao.

Hành động chê cũng vậy. Về bản chất của hành động ngôn ngữ này là luôn tiềm ẩn nguy cơ làm tổn hại đến thể diện của người khác. Vậy nên, khi thực hiện hành động này người nói cần chú ý tới những khả năng sẽ xảy ra, đồng thời cũng cần chú ý tới các yếu tố bên ngoài tác động đến như: tình huống, ngữ cảnh,…

(23) Hai người bạn gái lâu ngày không gặp nhau, hôm nay họ gặp nhau

giữa buổi chợ.

Sp1: Lan ơi đi chợ à! Lâu lắm rồi không gặp bạn nhỉ.

Sp2: Ừ Hương à! cũng lâu rồi không gặp bạn nhỉ, sao dạo này đen như than tổ ong ấy.

Sp1: Chào bạn và đi luôn.

Sự đe dọa mà hành động này gây ra sẽ nhẹ nhàng hơn nếu những yếu tố tác động bên ngoài hoàn toàn phù hợp với diễn ngôn, cách thức diễn đạt của diễn ngôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới hiệu quả hay đích ở

lời của diễn ngơn. Một hành động ngôn ngữ chê nếu được tiến hành một cách khéo léo tế nhị, kín đáo ngầm ẩn sẽ làm cho người đối thoại cùng sẽ tự nhận ra, nó sẽ có tác dụng tốt hơn là hành động chê một cách lộ liễu.

Hành động ngôn ngữ chê là hành động có mối quan hệ mật thiết với

phép lịch sự dù hành động này có xảy ra ở góc độ nào đi nữa thì đó cũng là hành động ngôn ngữ khiếm nhã, thiếu lịch sự. Tuy nhiên sự khiếm nhã đó cũng có những thang độ nhất định và biểu hiện của tính lịch sự được thể hiện qua hành động ngơn ngữ đó. Lời chê có tác dụng ngược lại với lời khen, nếu như lời khen có tác dụng củng cố tình thân hữu, rút gần khoảng cách giữa con người, thì lời chê làm tăng khoảng cách giữa con người, làm rạn nứt mối quan hệ bằng hữu nếu người chê không khéo léo, tế nhị.

Dựa vào nội dung mệnh đề là hành động chê và đích tại lời của hành

động, chúng tôi tiến hành phân lời chê thành các nhóm khác nhau theo từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, nhằm hạn chế mức độ bất lịch sự trong diễn ngôn. Căn cứ vào nội dung mệnh đề và đích tại lời, có thể chia lời chê thành các

nhóm sau:

Nhóm 1: Lời chê về một tập thể, tổ chức.

Nhóm 2: Lời chê đối với các vật sở hữu cá nhân: phương tiện, đồ đạc,

nhà ở, xe..

Nhóm 3: Lời chê về hình thức cá nhân: ăn mặc, vóc dáng…

Nhóm 4: Lời chê về biểu hiện hành động của cá nhân: ăn nói, hành xử, lối sống, tư cách đạo đức.

Về cơ bản, giữa các hành động chê, phàn nàn, trách, mắng, chửi,…có

một số điểm tương đồng với nhau. Nếu ta không để ý hoặc không phân biệt rõ thì rất dễ làm người nghe, người tiếp nhận hiểu sai ý định của phát ngôn. Như vậy phát ngôn sẽ không tạo ra được hiệu lực ở lời, mục đích của cuộc giao tiếp không đạt được, điều này đồng nghĩa với sự thất bại của chiến lược giao tiếp mà các nhân vật giao tiếp đưa ra.

Trong khả năng, trình độ hiểu biết cịn hạn hẹp nên chúng tơi chỉ tìm hiểu, tiếp cận để phân biệt các hành động này ở góc độ đơn giản nhất, đó là dựa trên cách hiểu về chúng theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học. Các hành động: Chê, phàn nàn, trách, mắng, chửi,… hiểu theo cách chung

nhất và khái quát nhất thì đây đều là những hành động làm tổn hại đến danh dự, thể diện của người khác. Vì chúng có những điểm tương đồng nhất định nên khi phân biệt chúng ta cần phải xem xét các hành động này ở những phương diện biểu hiện cụ thể để tránh nhầm lẫn và phải hiểu được bản chất của các hành động đó.

Phàn nàn cũng là một hành động ngôn ngữ làm tổn hại đến thể diện của người khác, theo Từ điển tiếng Việt đó là sự biểu thị bằng lời điều làm cho

mình bực bội. Mức độ làm tổn hại đến thể diện của nó thấp hơn so với hành động ngôn ngữ chê. Hành động ngôn ngữ trách là sự trách cứ bắt lỗi bằng

những lời nói nặng. Mức độ làm tổn hại của nó cao hơn so với hành động chê nhưng chưa nặng nề bằng hành động mắng, chửi,… theo Từ điển tiếng Việt

thì “mắng” có nghĩa là nêu lỗi của người dưới bằng lời nói nặng, to tiếng. Hay “mắng nhiếc” là mắng bằng những lời nhiếc móc làm cho nhục nhã, khổ tâm. Đối với hành động “chửi” thì nó có sự khác biệt khá rõ rệt so với một số hành động vừa nêu trên. “Chửi” là phát ra những lời lẽ thô tục dùng để sỉ nhục hoặc cơng kích đối phương. Với hành động này người phải tiếp nhận nó sẽ cảm thấy mình bị xúc phạm khơng những tới thể diện, mà thậm chí cịn cảm thấy mình bị xúc phạm tới cả nhân cách. Chính vì vậy trong giao tiếp chúng ta cần hết sức tránh những va chạm dẫn đến xuất hiện hành động này. Nó khơng chỉ làm tổn hại, mất thể diện của người tiếp nhận mà nó cịn ảnh hưởng trực tiếp tới người phát ngơn ra nó.

Tiểu kết chương 1

Như đã trình bày, chương 1 của luận văn tập trung giới thiệu những vấn đề lí luận cơ bản của đề tài, đó là: giao tiếp và lịch sự trong giao tiếp, một số

vấn đề hành động ngôn ngữ. Đặc biệt trong phần này, chúng tôi đưa ra khái niệm về hành động khen và hành động chê cũng như đặc điểm của hành động

khen và chê trong tiếng Việt như thế nào? Trong mọi ngôn ngữ đều tồn tại hai

hình thức diễn đạt cơ bản là diễn đạt trực tiếp và diễn đạt gián tiếp. Trong giao tiếp, người giao tiếp ln muốn chứng tỏ mình lịch sự và giữ thể diện cho mình và cho người khác nên họ phải biết chọn cách diễn đạt hợp lý trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. Về cơ bản, lịch sự là một chức năng của hành động đền bù mà hành động này có quan hệ tương liên với gián tiếp.

Khen là hành động ngôn trung giao tiếp thuộc nhóm biểu ân. Lời khen

được dùng để nêu lên những nhận xét tích cực, những đánh giá tốt về ai đó, cái gì đó và được bộc lộ bằng một thái độ tích cực. Lời khen cũng được dùng thay cho lời chào hỏi, xin lỗi, chúc mừng và cịn có thể dùng để châm biếm, mỉa mai. Lời khen còn được dùng để xoa dịu các hành động đe dọa thể diện

như xin lỗi hay phê bình. Bản chất của lời khen là lịch sự nhưng nếu phát

ngôn khen được thực hiện không phù hợp, lời khen lại trở nên phản tác dụng. Muốn phân biệt một phát ngơn có đích ở lời có phải là khen hay khơng, cần

phải dựa vào ngữ cảnh và thái độ của người nói thơng qua các yếu tố khác như giọng nói, ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt…

Chê là một hành động ngôn trung trong đó người nói nêu lên những nhận xét tiêu cực về những hành động, lựa chọn, từ ngữ, sản phẩm của người nghe. Chê là một hành động âm tính đe dọa thể diện của cả người nghe và

người nói, nên người nghe cần phải biết lựa chọn các chiến lược chê, các hình thức ngơn từ phù hợp. Việc chọn lựa ngôn từ phù hợp quyết định sự thành công trong giao tiếp.

CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG KHEN

TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Hành động khen là một hành động ngôn ngữ được con người sử dụng nhằm mục đích đánh giá con người hay sự vật, hiện tượng một cách tích cực với thái độ hài lòng. Hành động khen trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng được thực hiện bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp. Trong chương này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hai hình thức này.

Trên cơ sở nguồn ngữ liệu, chúng tôi đã thống kê được 113 hành động

khen (theo Phụ lục 1). Trong đó, dựa vào những tiêu chí đã nêu ở chương

trước, chúng tôi đã phân loại được 66 hành động khen trực tiếp, tương ứng

với 58%; hành động khen gián tiếp là 47, tương ứng 42%, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê tần số xuất hiện hành động khen trực tiếp và hành động khen gián tiếp

Tần số xuất hiện

STT Hành động khen

Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Hành động khen trực tiếp 66 58

2 Hành động khen gián tiếp 47 42

Tổng số 113 100

Qua số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy, so với hành động khen trực

tiếp, hành động khen gián tiếp ít được dùng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến

hành phân tích cụ thể hành động khen trực tiếp và gián tiếp thông qua các

biểu thức sử dụng để làm rõ điều này.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)