Biểu thức ngữ hành động khen trực tiếp khác

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 Hành động khen trực tiếp và các biểu thức sử dụng

2.1.5 Biểu thức ngữ hành động khen trực tiếp khác

Ngoài các hành động khen trực tiếp về hình thức bên ngoài, về khả

năng, về điều kiện kinh tế, về nhân phẩm và tính cách, một số hành động khen với nội dung khác cũng được tô dựng một cách hợp lý theo chiều hướng phát triển của mạch truyện.

(38) (a) Ngày sinh tháng đẻ, nói ra.

(b) Hai mươi nhăm tuổi đấy, bố ạ! Tháng mười, ngày rằm, giờ gà lên chuồng.

Sau khi được lão thầy bói đốn rằng sau này danh phận của hắn cũng to cơ thì Xn Tóc Đỏ liền hỏi:

(c) Được! Thế bao giờ!

(d) Từ năm nay trở đi đã mở vận đấy. (e) Chưa thấy gì cả.

(f) Cuối năm sẽ thấy.

Sau một hồi trị chuyện Xn Tóc Đỏ lại hỏi tiếp: (g) Sau nàu có giàu khơng? Hay chỉ có danh giá hão? Nói vịng vo cả một lúc, Xn Tóc Đỏ cũng không quên hỏi: (h) Cụ trơng mặt tơi mai sau có phất được khơng?

Đáp lời của Xuân Tóc Đỏ về việc tương lai của hắn, lão thầy bói nói: (i) Khá lắm! Hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc khơng được đen

[29, tr.8]

Đây là cuộc thoại diễn ra khi Xn Tóc Đỏ tình cờ xem bói. Để giải mã

Số đỏ của Xuân, tác giả đã mượn lời nói của Xuân Tóc Đỏ trong lượt lời (b)

như một lời dự báo phần nào về vận mệnh và cuộc đời của hắn. Trong suy nghĩ của mọi người thì ngày rằm là ngày trăng tròn nhất, sáng nhất, do đó những người sinh vào ngày này thường thơng minh. Đặc biệt là sự giải thích rõ “giờ gà lên chuồng”, hé lộ số phận sung sướng, hưởng thụ của hắn, bởi giờ gà lên chuồng là giờ sắp đi ngủ, hoàn thành xong một ngày lao động vất vả của chúng. Hành động trong lời (c) là chấp nhận kèm theo đó là thắc mắc.

Thắc mắc không biết bao giờ vận may sẽ đến. Sau lời khẳng định của lão thầy bói (d), Xuân Tóc Đỏ đã đáp lại ngay lời khẳng định của ơng, ta thấy (e) có hành động trong lời là hỏi tại sao vẫn chưa thấy gì cả, nhưng đằng sau hành động trong lời này là sự thắc mắc kèm theo sự ngóng trơng của Xn Tóc Đỏ muốn biết chính xác là khi nào. Các cụm từ “mở vận”, “khá lắm” mang ý nghĩa tích cực, là hành động khen trực tiếp về tướng số của Xuân.

Thông thường, không phải lúc nào người được khen cũng ở thế chủ

động và phản ứng linh hoạt trước lời khen theo ý muốn và chủ đích của mình. Khi đó, các lời hồi đáp có nội dung cảm ơn thường được sử dung để biểu độ thái độ và phản ứng về mức độ cảm nhận lời khen. Đó là các cấu trúc khen

được cấu tạo bởi các từ chỉ thuộc tính hành động, tính chất với các từ đánh giá mức độ; cũng có khi chỉ là cấu trúc gồm từ chỉ tính chất với từ chỉ mức độ hoặc chỉ gồm từ chỉ mức độ.

(39) (a) Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!

(b) Hay lắm! Xin đa tạ… Cảm ơn vạn bội [29, tr.70]

Đây là đoạn đối thoại giữa Phán mọc sừng và Xn Tóc Đỏ khi ơng ta đề nghị Xuân lúc nào gặp ông cũng phải kêu ông bằng người chồng mọc sừng. Trước hành động khen Phán mọc sừng là một người chồng mọc sừng

trong lượt lời (a), Phán mọc sừng đã đáp lại bằng hành động cám ơn rất nhiệt tình, kèm theo đó là sự thích thú, khối chí (b). “Xin cảm tạ” hay “Cảm ơn” là sự chấp nhận lời khen và trong văn hoá giao tiếp của người Việt, việc dùng lời cảm ơn để hồi đáp cho một lời khen được coi là một cách tiếp nhận. Trong

cuộc đối thoại trên, hành động hồi đáp lời khen của ông Phán mọc sừng đã thể hiện niềm vui, tự hào về thành quả “người chồng mọc sừng” của mình. Hài lịng với việc mình đã u cầu Xn Tóc Đỏ làm rất tốt, Phán mọc sừng đã yêu cầu Xuân phải thực hiện như vậy trong các lần gặp sau. Cụm từ “Hay lắm” là một lời khen mang ý nghĩa tích cực, bộc lộ cảm xúc hào hứng, vui vẻ, hân hoan của người tiếp nhận lời khen. Đây là cấu trúc khen trực tiếp gồm từ chỉ tính chất “hay” và từ chỉ mức độ “lắm”. Tương tự, lời khen được thể hiện

trong từ “em rất cảm tạ” và “chúng tôi rất hân hạnh” trong cuộc hội thoại “- Ơng... anh, tơi muốn anh giúp tơi một việc, em rất cảm tạ/ Chúng tôi rất hân hạnh” cũng là những từ khen gợi mang tính cảm thán thể hiện thái độ trân

trọng tạo cảm giác thân mật, gần gũi. Các nhân vật khơng cịn khoảng cách địa vị hay vai vế.

Các hình thức tiếp nhận lời khen thường được phân chia thành ba hình thức cơ bản là đồng ý, phản đối hoặc ứng xử khác (ví dụ: lảng tránh). Hình thức chấp nhận gắn liền với các hành động như đánh giá cao lời khen, chấp

nhận lời khen, nói giảm mức độ hoặc khen ngược lại. Hình thức phản đối gắn liền với các hành động như khơng đồng tình, xác định lại tính chính xác, nghi ngờ. Các hình thức ứng xử khác bao gồm né tránh lời khen, chuyển ngược lại lời khen, nhận xét,…

(40)(a) Ấy lần sau quan bác cứ dõng dạc thế cho. Tơi nói lần sau nghĩa

là lần nào bác thấy cả mặt tôi lẫn vợ tôi, nhất là trước mặt cụ Hồng hay cụ Tổ càng hay lắm! Xuân ngẫm nghĩ rồi nói:

(b) Ai lại nói thế trước mặt bác gái hay cụ Hồng hay cụ Tổ!

(c) Phải thế chứ! Khơng thì tơi th quan bác chục bạc làm gì? Xuân lo lắng hồi lâu, lại hỏi:

(d) Hay là tôi trả lại quan bác số tiền ấy vậy nhé?

Ông Phán đứng phắt dậy như bị một cái lò xo đẩy lên, kêu thất thanh:

(e) Giời ơi! Thế thì tơi chết mất! Thế thì tơi phải đến tự tử …”[29, tr.71] Trong (c) có hành động trong lời là u cầu Xn Tóc Đỏ cứ gặp ơng

ta là gọi bằng người chồng mọc sừng. Trước lời khen “nhất là trước mặt cụ

Hồng hay cụ Tổ càng hay lắm”, Xuân đã tiếp nhận lời khen bằng việc khơng đồng tình cùng thái độ nghi ngờ “Ai lại nói thế trước mặt bác gái hay cụ Hồng hay cụ Tổ!” trong lượt lời (b). Trước sự từ chối (b) của Xn Tóc Đỏ, ơng Phán mọc sừng phẫn nộ trong lời đáp (c) khiến Xuân phải xác định lại tính chính xác của vấn đề trong lượt lời (d). Với lời đề nghị trả lại tiền của Xuân Tóc Đỏ, ơng Phán mọc sừng đã có hành động vô cùng tức giận. Qua đoạn đối

thoại giữa Phán mọc sừng và Xuân Tóc Đỏ, ta thấy hành động của ông Phán thật kỳ lạ, nhưng xem xét kĩ nó khơng kỳ lạ một chút nào. Thứ nhất, ta thấy đối với những nhà giàu sang, coi trọng danh dự như cụ cố Tổ thì chắc hẳn nghe tin cháu gái ngoại tình, bơi nhọ danh dự của gia đình như vậy thì sẽ là một cú sốc rất lớn, vì thế Phán mọc sừng muốn Xuân Tóc Đỏ phao tin đồn này dùm hắn để có thể thấu đến tai của cụ Hồng và cụ Tổ. Thứ hai là cả gia đình ai ai cũng muốn cụ Tổ mau chết sớm để được chia gia tài, do đó nếu cụ Tổ biết chuyện này cụ sẽ tức tử mà chết, lúc đó ý định của ông cũng như tất cả mọi người trong nhà đều thành cơng. Từ đó ta thấy Phán mọc sừng là một người vô cùng mưu mô và rất bất hiếu và bất nghĩa. Ơng coi chuyện hơn nhân như là trị đùa, coi rẻ cơng ơn của ơng bà cha mẹ. Qua đó. Chúng ta có thể thấy được sự châm biếm, mỉa mai của chúng tôi đối với con người của thời đại bấy giờ. Những thói xấu, và lối sống của phương Tây, sống cá nhân. Theo kiểu tư bản, quan trọng tiền tài, địa vị do đó dần mất đi tình cảm bạn bè, gia đình kể cả tình cảm vợ chồng. Đồng thời đó cũng chính là lời cảnh báo của Vũ Trọng Phụng với con người, kêu gọi mọi người thức tỉnh, xây dựng đất nước văn minh theo đúng nghĩa của nó.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 58 - 61)