CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.2 Hành động khen gián tiếp và các biểu thức sử dụng
2.2.4 Biểu thức khen liên quan đến tính cách, phẩm chất
Trong tác phẩm Số đỏ, không chỉ dừng lại ở các hành động khen trực
tiếp đối với người đối diện, hành động khen về tính cách, phẩm chất còn được sử dụng khi nhắc đến một đối tượng khơng có mặt trong cuộc hội thoại. Các biểu thức khen mang mục đích này có thể xuất hiện trong những tình huống
đến tính cách, nhân phẩm thường gặp bao gồm: chủ ngữ 1 + động từ hoặc tính từ tích cực + từ so sánh (như/giống như) + chủ ngữ 2 + thì + tính từ tính cực + từ chỉ mức độ, chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + từ so sánh (như/giống như) + từ chỉ mức độ,…
(51) (a) Bà đã biết chưa? Bà đã biết chàng rể út của tôi chưa? Tơi chỉ cịn lo rằng xưa kia, con Tuyết chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó?
(b) Thế nàng dâu ông được hay là thua? Thằng con rể út ông được hay là thua?
(c) Thua! Nhưng mà có năm bảy thứ thua! Nó đã thua một cách đắc thắng! Một cách vinh hiễn! Thưa bà, xin bà làm ơn mắng tôi nữa đi! Con rể út của bà, bà có hiểu khơng, bây giờ nghiễm nhiên là bậc vĩ nhân, một vị anh hùng cứu quốc! [29, tr.159]
Trong trường hợp này, lời khen được thực hiện bởi cụ cố Hồng và người nghe là cụ bà. Đối tượng được khen là Xuân Tóc Đỏ, hồn tồn khơng có mặt trực tiếp trong cuộc hội thoại mà chỉ được nhắc trong trong cuộc hội thoại hai người là cụ cố Hồng và cụ bà. Trong lượt lời (a) của cụ cố Hồng “Bà đã biết chưa? Bà đã biết chàng rể út của tơi chưa? Tơi chỉ cịn lo rằng xưa kia, con Tuyết chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó?” hồn tồn khơng có các động từ
khen ngợi trực tiếp, tuy nhiên, câu “Tơi chỉ cịn lo rằng xưa kia, con Tuyết
chưa bậy bạ cho đủ dùng với nó?” đã thể hiện thái độ ca ngợi của ông. Khi được cụ bà hỏi về việc thắng thua của cuộc diễn thuyết theo lượt lời (b), ông nhấn mạnh “Thua!”. Tuy nhiên, từ “thua” ở đây không mang sắc thái buồn bã. Tại lượt lời (c), ơng nhấn mạnh “có năm bảy thứ thua” và đó là kiểu thua trong vinh hiển vì suy nghĩ cho đại cục đất nước với giọng điệu hết sức tự hào. Xuân được cụ Hồng khen là một “bậc vĩ nhân, một vị anh hùng cứu
quốc” cùng phẩm chất tốt đẹp, đầy lòng vị tha, bác ái, biết hi sinh chiến thắng cá nhân vì một cộng đồng. Từ “nghiễm nhiên” được sử dụng trong câu nhằm khẳng định đây khơng phải là đánh giá riêng của mình ơng mà cịn là nhận thức chung của tập thể đã hô vang rằng Xuân Tóc Đỏ vạn tuế.
(52) (a) Tuyết ơi, em có biết vì sao anh đem lịng u em khơng?
(b) Em thực thà cho nên anh yêu em chứ gì?
(c) Là vì em dại dột lắm, lại định nhờ anh làm cái việc hại một người con gái con nhà tử tế. Sao em quá tin anh đến thế?
(d) Tại em thực thà! Đấy anh xem, có phải em đã cho anh khám mà biết rằng em không giả dối không thèm dùng vú cao su! [29, tr.132]
Đây là đoạn thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và Tuyết khi Xuân hỏi về lý do tại sao Tuyết lại bảo Xuân làm hại một đời mình. Trước câu hỏi của Xuân (a), Tuyết đã đáp lại một cách tự tin là vì cơ thật thà nên Xn u cơ. “Dại đột” là một tính từ mang ý nghĩa tiêu cực, thường dùng trong hành động chê trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự dại dột cùng câu hỏi “Sao em quá tin anh đến thế?” là một hành động khen gián tiếp về tính cách của Xuân dành cho Tuyết. Khi Xuân đã giải thích cái lý do mà Xn u cơ (c), Tuyết vẫn cho rằng là vì cơ thật thà nên mới như vậy. Qua hành động đó, Tuyết muốn thực hiện hành động qua lời là nói cho Xuân biết về sự chân thật của cơ. Lời nói của Tuyết tại lượt lời (d) cho thấy cô ta là một người rất tự nhiên, khơng biết gì đến một chút ngại ngùng, hay e thẹn của một người con gái. Tự
khen và đánh giá bản thân của mình là tốt thì thật là một người quá đỗi tự tin
đến mức khơng cịn mắc cỡ. Có thể nói, tìm hiểu về Tuyết, đặc biệt là tính cách cũng là việc khó. Tuyết tự cho mình là một người phụ nữ tân thời, đồng thời cũng là người thật thà. Tân thời là biểu hiện của một tính cách mạnh mẽ, thiên về điều xấu, bởi điều này chứng minh người đó ln ln theo đuổi thời đại, ít khi cố định. Ngược lại “thật thà” là một điều tốt, mang một nét gì đó chân q. Do đó ta thấy lời tự nhận xét về bản thân của mình là người thực thà của Tuyết đã tạo cho người đọc một tiếng cười đầy sự châm biếm. Lời đề nghị của Tuyết là để chứng minh bản thân mình khơng phải là một cơ gái tân tiến, khẳng định bản thân, để khoe khoang bản thân sự tiến bộ của mình cho Xuân biết. Nhưng điều cơ đề nghị Xn Tóc Đỏ lại là một việc q khơng bình thường nhưng ngun nhân của hành động này lại là sự thật thà, thì rõ
ràng không thật thà chút nào cả mà ngược lại chứng minh Tuyết cũng là một người giả dối, gian trá.
(53)- Thật là một người đàn bà đức hạnh! Xứng đáng! Tân tiến!
Thấy Xn khen chị mình, Tuyết hố ra ghen mà rằng: - Cịn tơi thì dễ thường…
Xn hơn Tuyết một cái rất kêu, rồi khẽ nói: - Tuyết cũng đáng quý trọng như thế! [29, tr.52]
Trên đây là đoạn hội thoại giữa Xuân và Tuyết. “Thật là một người đàn bà đức hạnh! Xứng đáng! Tân tiến!” là hành động khen trực tiếp của Xuân về phẩm chất “đức hạnh” của một người phụ nữ khác – chị của Tuyết. Khi nghe thấy Tuyết tỏ vẻ trách móc và ghen tị, Xuân liền thực hiện một hành động
khen khác. Đó là hành động khen gián tiếp về nhân phẩm của Tuyết bằng cách
so sánh “cũng đáng quý trọng như thế”. Nghĩa là, Tuyết cũng là một người đàn bà đức hạnh, xứng đáng và tân tiến như chị mình trong mắt Xuân. Lời
khen này đã kéo lại thể diện cho Tuyết và khiến Tuyết hài lịng.
Trong một tình huống khác, (54)… Cảm ơn! Yêu lắm! Quý lắm! À, thế
nhưng mà anh cần xin nghĩ việc mới được. Thế muốn làm hại một đời người con gái tử tế đứng đắn thì mất mấy ngày? Hở mình? [29, tr.68]
Xuân cũng đã đưa ra một hành động khen gián tiếp về phẩm chất “đứng đắn” của Tuyết. Hành động này được thực hiện gián tiếp thơng qua hình thức hỏi “Thế muốn làm hại một đời người con gái tử tế đứng đắn thì mất mấy ngày?”. Tương tự, hành động này đã đạt được hiệu quả khen trong giao tiếp.