Khái niệm “khen” trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Hành động khen và hành động chê trong tiếng Việt

1.3.1.1 Khái niệm “khen” trong tiếng Việt

Trong đời sống con người, khen là một sự thể hiện cách ứng xử của

con người theo hướng tích cực. “Khen là nói đến sự đánh giá tốt về ai, về

cái gì, việc gì với ý vừa lòng” [21, tr.57]. Khen là việc biểu lộ sự ca ngợi,

thán phục, tán đồng. Có thể nói, khen là hành động phổ quát của nhân loại,

theo đó, hành động ngơn ngữ khen cũng là một trong những hành động phổ quát cho mọi ngôn ngữ. Đây là lí do giải thích vì sao, khen trở thành đối

tượng nghiên cứu ngay từ thời kì tiền ngữ dụng học và cho đến thời kì ngữ dụng học, khen nhanh chóng trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trong các

ngôn ngữ

Theo lí thuyết hành động ngơn ngữ (speech acts), khen được coi là

một hành động ngôn ngữ và hành động ngôn trung được xếp vào nhóm bộc lộ (expressives). Theo cách phân loại của J. Austin, khen thuộc vào

vào phạm trù ứng xử, còn Searl coi khen là một hành động ở lời thuộc

nhóm biểu cảm.

Trong sự phân tích của Searl, có một điểm đáng chú ý đó là, hành động khen “nhằm bày tỏ sự hài lòng của S đối với E”. Điều này có thể tìm

thấy sự giải thích kĩ hơn trong những định nghĩa của một số các tác giả khác. Chẳng hạn, theo Pomerantz, “khen là một loại hành động ngôn ngữ mang ý

nghĩa rằng, tơi muốn nói điều gì đó tốt về bạn” [28, tr. 79]; theo Holmes, khen là hành động ngôn ngữ thể hiện một cách rõ ràng hay ngầm ẩn sự đánh

giá cao đối với ai đó (chứ thơng thường khơng phải là chính người nói) về tính cách, tài sản, kĩ năng,… mà cả người nói lẫn người nghe đều cơng nhận mặt tích cực đó. Trong cách hiểu về khen có thể thấy, đối tượng được khen

Xếp khen (praise) thuộc một trong 37 nhóm (nhóm 16/37), Weirzbicka thì cho rằng, lời khen là sự kết hợp của những đánh giá tích cực, những cảm xúc thú vị, tình cảm ngầm chứa và mong muốn làm người khác hài lòng. Quan điểm này nhìn nhận khen với tư cách là một hành động ngơn ngữ mang tính tương tác, thể hiện mối quan hệ liên nhân. Tuy nhiên, vì là “một kĩ năng ngôn ngữ xã hội phức tạp” (theo cách nói của Homles) nên thực tế cho thấy, nhiều khi hành động khen có một “góc tối” và có thể được giải thích như

một hành động mang tính xúc phạm, có vẻ bề trên, châm biếm hay áp đặt. Chia sẻ quan điểm này, Tannen đã chú ý đến một khía cạnh khác của lời

khen, đó là việc tạo nên hình ảnh người nói như một kẻ bề trên, có ưu thế

hơn, ở vị trí có quyền đánh giá người khác, bởi theo tác giả, việc thực hiện một lời khen vốn đã mang tính chất khơng đối xứng. Trong một số mối quan hệ, các lời khen không được hoan nghênh bởi vì chúng được coi như cách

thức trong đó người nói đang tự khẳng định sự vượt trội của chính mình. Mặt khác, khi lời khen có hướng trực tiếp từ dưới lên, tức là lời khen của người có vị thế thấp đối với người có vị thế cao hơn thì dễ bị cho là hành động nịnh bợ

Thứ nữa, trong một số bối cảnh giao tiếp cụ thể, khi nội dung lời khen được nhìn nhận là quá xa vời so với thực tế (đáng để khen) thì nó sẽ có nguy cơ trở thành lời châm biếm, mỉa mai. Brown và Levinson cho rằng, lời khen có thể được coi như một hành vi đe dọa thể diện khi nó ám chỉ người khen

ganh tị với người tiếp nhận lời khen theo một số cách nào đó hoặc muốn có

cái gì đó từ phía người nhận lời khen. Điều này được thể hiện rõ trong một

số nền văn hóa mà cách diễn đạt sự ngưỡng mộ đối với một đồ vật nào đó giống như hình thức áp đặt trách nhiệm rằng người tiếp nhận lời khen phải

tặng cho người khen món đồ đó. Thậm chí, với chủ đích thể hiện mối liên

kết xã hội, hành động khen có thể mang tính chất đe dọa thể diện nếu như nó được hiểu như là việc giả định một mối quan hệ thân mật khơng có cơ sở.

Trong nhiều nền văn hóa, lời khen giữa những người không quen biết đã gây ra sự ngượng ngùng, bối rối.

Trong quyển “Maslow’s Hierarchy of Needs”, nhà tâm lý Abraham H.Maslow đã chia nhu cầu của nhân loại thành những loại sau: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương và sở hữu, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được tự thực hiện. Theo nghiên cứu của Mỹ, lời khen chân thành

sinh ra chất Dopamine một loại doping tích cực làm cho người nhận cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Hành động khen trực tiếp là hành vi sử dụng các

động từ ngữ vi như: khen, ngưỡng mộ, khâm phục..., hoặc nhận xét trực tiếp về ngoại hình, tính cách, năng lực của đối tượng giao tiếp để khen. Trong khi đó, hành động khen gián tiếp là nêu lên trạng thái tình cảm, hành động, sự

ngưỡng mộ của người khen (chủ thể khen). Người nghe thường có cảm tình

với những lời khen gián tiếp bằng việc biểu lộ cảm xúc của người khen (chủ

thể khen), hơn là trực tiếp đánh giá hành động của người được khen (đối

tượng khen). Tuy nhiên, việc hiểu và định nghĩa đó là hành động khen/chê

cịn tùy thuộc vào ngữ cảnh, văn hóa cộng đồng.

Hành động khen cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành hành động đe dọa thể diện khi người đưa ra lời khen cảm thấy cần phải đáp lại “mong muốn được

khen” của người tiếp nhận lời khen, thậm chí người đưa ra lời khen bị đặt

vào tình huống bắt buộc phải đưa ra lời khen. Một lí do khác nữa là, lời khen thường đặt người nhận vào sự ràng buộc và khá bị động khi phải tiếp nhận lời khen sao cho phù hợp, vừa tránh sự bất đồng quan điểm với người nói,

vừa khơng rơi vào trạng thái tự ca ngợi bản thân.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)