Biểu thức ngữ hành động khen gián tiếp khác

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2 Hành động khen gián tiếp và các biểu thức sử dụng

2.2.5 Biểu thức ngữ hành động khen gián tiếp khác

Trong một số trường hợp, biểu thức ngữ hành động khen gián tiếp

khác chứa các sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống.

(55)(a) “Những cái gì thế ơng?

(c) Thế à! Để tôi mách chị em bạn tơi mới được. Tơi có nhiều bạn gái mới lắm. Như thế là đắt khách cho hiệu Âu hóa của ơng đấy nhé? Xn nói nửa nạc nửa mở:

(d) Chứ cịn cơ thì khơng cần dùng.

Tuyết bĩu môi và ưỡn ngực ra:

(e) Cần gì nữa? Vú tơi thế này lại không nở nang chán ra hay sao?

Mấy cơ gái mới chả có cái ngực như tơi được! Mà thật đấy chứ không bằng cao su đâu nhé?”

Chừng như sợ mình chỉ nói thế chưa đủ là văn minh tân tiến, Tuyết lại bảo:

(f) Tôi cho phép ông khám mà xem! [29, tr.71]

Trong đoạn hội thoại giữa Tuyết và Xuân Tóc Đỏ, chúng tơi nhận thấy có một lời khen gián tiếp về hình thức bên ngoài của Xuân dành cho Tuyết, cụ thể là bộ ngực của Tuyết. Thay vì nói là ngực của cơ nở nang q, hoặc ngực của cơ bự q thì Xn lại nói “Chứ cịn cơ thì khơng cần dùng”. Ban đầu câu hỏi của Tuyết trong lượt lời (a) không chỉ là lời mở đầu cho cuộc thoại mà còn thể hiện sự tò mò của Tuyết. Trước lời đáp của Xuân Tóc Đỏ theo lượt (b), đó là vú cao su, cơ đã đáp lời Xn Tóc Đỏ một cách rất tự nhiên, ta thấy hành động qua lời trong lượt lời này là hứa sẽ giới thiệu cho bạn bè của cô biết. Phụ nữ luôn đánh giá cao lời khen và họ dường như được lập trình để

ln mong muốn nhận được những lời khen. Khi Xuân Tóc Đỏ thực hiện

hành động khen tại lượt lời (d), Tuyết đã đáp lại với hành động là khẳng định chắc chắn là không cần (e), sợ rằng Xn Tóc Đỏ khơng tin lời mình nói cơ đã chứng minh lời mình nói bằng hành động đề nghị Xuân Tóc Đỏ khám mà

xem (f). Qua đoạn đối thoại này, cho thấy Tuyết là một cô gái quá tân thời.

Tân thời đến mức đánh mất phẩm giá bản thân, kể cả những giá trị truyền thống là đức hạnh của người phụ nữ cũng khơng cịn. Nếu khi xưa người phụ nữ phải khuê môn bất xuất, nam nữ thọ thọ bất tương thân thì những yêu cầu của Tuyết đối với Xn Tóc Đỏ vơ cùng táo bạo. Chỉ với lần gặp đầu tiên, chỉ

vài câu trò chuyện Tuyết đã dễ dàng cho Xuân khám xét ngực của mình. Mà điều đó khơng phải là cưỡng ép mà là tự nguyện, không phải đề nghị từ Xuân mà từ Tuyết.

(56) (a) Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kỳ to tát nó khiến ta phải đánh nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đâu cái lịng hy sinh cao thượng vơ cùng, (nó vỗ vào ngực) nó khiến ta phải từ chối danh vọng riêng của ta đi, để góp một phần vào việc tiến bộ trong trật tự và hồ bình của tổ quốc... Thơi giải tán đi, và cứ việc an cư lạc nghiệp trong hồ bình và trật tự! Ta không dám tự phụ là bậc anh hùng cứu quốc, nhưng ta phải tránh cho mi nạn chiến tranh rồi! Hồ bình vạn tuế! Hội Quốc liên vạn tuế!

(b) Xuân Tóc Ðỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế! [29, tr.159]

Đây là tình huống giao lưu diễn thuyết của Xuân trước đám đông dân chúng để nhấn mạnh hành động “hi sinh vì tổ quốc của mình”. Trong lượt lời của Xuân, Xuân chứng minh tầm quan trọng của bản thân bằng cách ưỡn ngực xưng “ta” và gọi quần chúng là “mi” khi diễn thuyết. Trong giao tiếp, ta dễ dàng nhận thấy, thường thì ở những người có trình độ văn hóa cao, có giáo dục, xưng hơ thường có ý khiêm nhường, lịch sự và tâm lý; ngược lại, ở những người có trình độ văn hóa thấp, ít giáo dục, xưng hơ thường suồng sã và tùy ý hơn. Ở tình huống này, “mi” mang sắc thái xưng hô tương ứng với thái độ thơ tục, khinh thường. Điều này cho thấy có sự khác biệt trong phong cách xưng hơ thuộc những người có trình độ văn hóa khác nhau và Xn đã cố tình tạo ra điều đó dưới mác học thức giả. Thái độ trịch thượng là thái độ “kẻ cả bề trên”, tự cho mình là hơn mà ăn nói, xử sự có vẻ bề trên và bất nhã. Sự ra oai, bề thế trong con người không dễ dàng bộc lộ rõ ràng nhưng chỉ ít dịng chấm phá qua thái độ của nhân vật, tác giả đã hướng người đọc khám phá ra bản chất xấu xa, hống hách, lên mặt của Xuân khi càng ngày càng tiến xa hơn trên con đường danh vọng. Đó là tất cả những gì báo hiệu của hạng người “tâm đã không trong trẻo, khẩu cũng chẳng vừa”. Lượt lời cịn lại thuộc

về tồn thể dân chúng đang nghe diễn thuyết. Sự tung hơ “Xn Tóc Ðỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!” đã thể hiện thái độ ngưỡng mộ, kính trọng, tơn thờ của dân chúng dành cho Xuân. Hành động khen gián tiếp này bao hàm nhiều hành động khen khác, bao gồm hành động khen về tài năng, nhân phẩm, địa vị,… của Xuân. Qua hành động khen được cài cắm hết sức tài tình này, Vũ

Trọng Phụng đã phản ánh lại một cách sắc nét mâu thuẫn trong nhận thức của những người cùng thời với mình. Ở đó, sự xuống dốc của đạo đức và hoạt động mị dân vẫn diễn ra hàng ngày bên ngồi vỏ bọc khai hố văn minh. Các phong trào Âu hố, giải phóng nữ quyền, tiến bộ trong hồ bình và giải phóng thực chất chỉ là thói ăn chơi truỵ lạc, chà đạp lên các giá trị văn hoá và nề nếp truyền thống.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, chúng tôi đã đi vào phân tích những hành động khen

trực tiếp và gián tiếp trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng qua các biểu thức khen về hình thức bên ngồi, biểu thức khen về khả năng, biểu thức khen về điều kiện kinh tế - vật sở hữu, biểu thức khen liên quan đến tính cách, nhân phẩm và các biểu thức khen trực tiếp hoặc gián tiếp khác. Tần số xuất hiện của các hành động khen trực tiếp nhiều hơn hành động khen gián tiếp.

Cùng với sự cách tân trong tư tưởng, chúng tôi cũng nhận thấy, trong tác phẩm Số đỏ, cách nói vịng vo, hoa mỹ như của Nho giáo đã được tiết chế. Xuyên suốt các tình huống hội thoại trong tác phẩm là những lời thoại dễ hiểu, dễ suy đoán. Đồng thời, con người đã chú ý hơn đến yếu tố lịch sự trong giao tiếp. So với giai đoạn Nho giáo thống trị, sự khác biệt trong lối sống, sinh hoạt, đạo đức, đối nhân xử thế trong giai đoạn thực dân phong kiến khiến lối suy nghĩ và cách thức diễn đạt lời khen của mỗi cá nhân có nhiều biến

chuyển mới. Ví dụ, về phong cách ăn mặc và trang điểm, các nhân vật nữ trong Số đỏ đều xúng xính trong những bộ quần áo cắt xẻ với lớp voan mỏng cùng chiếc cooc xê đầy gợi tình, mái tóc uốn quăn; nam thì chuộng đồ Âu, giày da, hoàn toàn thờ ơ trước những bộ quần áo truyền thống kín cổng cao

tường. Do ảnh hưởng khá nhiều từ văn hoá phương Tây, lối ăn mặc của các tầng lớp thống trị đều rơi vào lối cái cách nửa mùa, dẫn đến tư tưởng và quan niệm thẩm mĩ cũng khác. Hành động khen về hình thức bên ngồi (đầu tóc,

trang phục, kiểu dáng,…) đều được đưa ra dựa trên những chuẩn mực này. Ngoài ra, hành động khen trong giai đoạn thực dân phong kiến cịn chủ yếu

xốy sâu vào tư tưởng thầm kín của con người. Ví dụ, cái trinh tiết của Tuyết, sự đoan chính thủ tiết thờ chồng của bà Phó Đoan. Các vấn đề như Âu hố, cách tân, đề cao nữ quyền, tự do, văn minh,… là các chủ đề trở đi trở lại rất nhiều lần trong nội dung của các hành động khen trong Số đỏ, Điều này là

hoàn toàn phù hợp với thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Do đó, hành động khen mang tiếng nói và hơi thở của thời đại. Tuy nhiên, so với quan điểm bình đẳng trong thời kì cơng nghiệp hố – hiện đại hố đất nước như hiện nay, các hành động khen trong giai đoạn thực dân phong kiến vẫn nặng về vấn đề địa vị, thứ bậc và nghi thức, khiến nhiều hành động khen được tiến hành nhằm mục đích nịnh bợ.

Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng chủ yếu trên sự tổng hợp nhiều nét của những người cùng loại. Tác giả đã xây dựng Xn Tóc Đỏ theo phương pháp điển hình hóa. Tác giả kết hợp lối miêu tả chân thật và phóng đại, phóng đại để biếm họa. Các hành động khen trực tiếp thường thể hiện thái độ trân trọng yêu quý, thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa các nhân vật. Còn hành động khen gián tiếp lại thường sử dụng những từ ngữ cảm thán và dùng để an ủi, vỗ về. Hầu hết hành động khen gián tiếp đều nhằm mục đích và mục tiêu nào đó u cầu đối tượng thực hiện nó sau khi đã dùng lời khen. Đây

cũng là một nét đặc biệt trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng để câu

CHƯƠNG 3: HÀNH ĐỘNG CHÊ

TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Hành động chê là một hành động ngôn ngữ được con người sử dụng

nhằm mục đích đánh giá con người hay sự vật, hiện tượng một cách tiêu cực với thái độ khơng hài lịng. Hành động chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ

Trọng Phụng được thực hiện bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp. Trong chương này, chúng tơi sẽ đi sâu tìm hiểu hai hình thức này.

Trên cơ sở nguồn ngữ liệu, chúng tôi đã thống kê được 132 hành động

chê (theo Phụ lục 2). Trong đó, dựa vào những tiêu chí đã nêu ở chương trước, chúng tôi đã phân loại được 59 hành động chê trực tiếp, tương ứng với 45%; hành động chê gián tiếp là 73, tương ứng 55%, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Thống kê tần số xuất hiện hành động chê trực tiếp và hành động chê gián tiếp

Tần số xuất hiện STT Hành động chê

Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Hành động chê trực tiếp 59 45

2 Hành động chê gián tiếp 73 55

Tổng số 132 100

Qua số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy, so với hành động chê trực tiếp, hành động chê gián tiếp được dùng nhiều hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích cụ thể hành động chê trực tiếp và gián tiếp thông qua các biểu thức sử dụng để làm rõ điều này.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 72 - 77)