Khái niệm “chê” trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3. Hành động khen và hành động chê trong tiếng Việt

1.3.2.1 Khái niệm “chê” trong tiếng Việt

Trong truyền thống văn hoá của người Việt, khen và chê là một cặp bài trùng, thường đi liền với nhau “đã có khen thì phải có chê”. Ngược lại với khen, “chê là hành vi bày tỏ thái độ khơng ưa thích, khơng vừa ý, đánh giá thấp, theo chiều hướng tiêu cực vì cho là kém, là xấu, không đạt u cầu, khơng được bình thường” [16]. Theo Từ điển tiếng Việt (2005) do Nguyễn

Kim Thản (chủ biên), chê là tỏ ra khơng thích, khơng vừa ý vì cho là kém, là xấu. A. Wierzbicka định nghĩa hành động chê là một hành động ngơn trung trong đó người nói nêu lên những nhận xét tiêu cực về những hành động, lựa chọn, từ ngữ, sản phẩm của người bị chê [28]. Phát ngôn chê được thực hiện

với mục đích giúp người bị chê làm tốt hơn trong tương lai hoặc nêu lên sự

khơng hài lịng, khơng thích những gì đối tác giao tiếp đã làm nhưng khơng có ngụ ý rằng những gì đối tác đã làm đem đến những hậu quả không mong muốn đối với người chê. Theo Austin (1962), thì chê thuộc nhóm hành động ứng xử (behabitives); thuộc nhóm bộc lộ (expressives) theo Searle J.R hoặc nhóm phê phán (blame) theo Wierzbicka (1987).

Vậy chê (criticisms), trách (blames) và phàn nàn (complaints) khác

nhau như thế nào? Trách được thực hiện để nêu trách nhiệm đối với một tình huống khơng thích hợp mà tình huống này có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với cả người nói và người nghe, trong khi đó đối với phàn nàn thì hành

động khơng thích hợp của người nghe được cho là ảnh hưởng đến bản thân người nói.

Hành động chê cũng giống như các hành động giao tiếp đặc thù khác

như: chào hỏi, mời, đề nghị, cảm ơn, xin lỗi … tồn tại trong mọi cộng đồng ngơn ngữ và văn hố. Nó là một trong nhóm các hành động biểu thị được giá trị văn hố tích cực – một nét đẹp trong ứng xử ngôn ngữ của con người. Chê được hiểu là hành vi ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá tiêu cực và bày tỏ sự khơng hài lịng của một cá nhân hay một nhóm cá nhân… về một cá nhân hay một nhóm cá nhân khác (hoặc về vấn đề nào đó có liên quan tới cá nhân và nhóm cá nhân khác ấy) nhằm bộc lộ sự xa cách.

Theo Nguyễn Thị Hồng Yến, “sự kiện lời nói chê (ở đây gọi là hành

động chê) là một hoạt động, trong đó chủ thể chê (Sp1) và đối tượng tiếp nhận hành động chê (Sp2) dùng ngôn ngữ để tác động lẫn nhau theo những cách thức nhất định để đưa hành động chê đạt được hiệu lực ở lời” [25].

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)