CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Hành động khen trực tiếp và các biểu thức sử dụng
2.1.3 Biểu thức khen về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu)
Nói về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu), khi thực hiện hành động
khen, các tính từ mang nghĩa tích cực như giàu có, sang trọng, to lớn, bề thế,… thường xuất hiện trong phát ngôn của người thực hiện lời khen. Một số
cấu trúc khen về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu) thường gặp bao gồm: chủ ngữ + rất + tính từ tích cực, chủ ngữ + tính từ tích cực + từ tình thái, chủ ngữ + vừa + tính từ tích cực + vừa + tính từ tích cực,… Ví dụ (32) dưới đây chúng tôi dẫn ba phân đoạn lời khen trong tác phẩm Số đỏ.
(32) (a) Nhà tôi là một nhà sang trọng, văn minh, mấy chị em phải giống
nhau như đúc, nếu khơng thì cịn ra cái thể thống gì nữa? [29, tr.75]
(b) Tôi tưởng một người như Tuyết, đẹp, con nhà giầu lại tân thời, như vậy, mà bạn lấy được thì tưởng thanh niên trí thức nước Nam ai cũng ca tụng bạn về cái tài đào mỏ! Mà bạn lấy Tuyết thì cịn cặp uyên ương nào xứng đôi hơn nữa! [29, tr.112]
(c)…Tuyết, con gái nhà giầu đẹp đẽ, con nhà quý phái tân thời, cịn con thì, như ơng đã biết đấy, khơng cha khơng mẹ, lêu lổng từ bé, nhặt quần, bán phá Sa trại chủ, đã làm nhiều nghề hèn [29, tr.125]
Trong ví dụ trên, hành động khen trực tiếp về điều kiện kinh tế của Tuyết
được thực hiện bởi lượt lời (a) của Tuyết (tự khen mình), lượt lời (b) của bà Phó Đoan, lượt lời (c) của Xuân Tóc Đỏ. Cả ba lượt lời trên, tuy được phát ngôn ở các cuộc hội thoại khác nhau, đều chỉ một đặc điểm về gia cảnh của Tuyết, đó là “sang trọng”, “văn mình”, “giàu”. Các nội dung khen này được thể hiện một cách tường minh trên bề mặt phát ngôn, hồn tồn khơng cần phải trải qua một q trình suy luận nào.
Ngồi ra, hành động khen về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu)
cịn có thể được thể hiện dưới nhiều phương thức khác nhau như hội thoại, trần thuật, kể chuyện về một sự việc, hiện tượng nào đó,… tuỳ vào dụng ý của chúng tơi. Ví dụ (33) dưới đây chúng tơi dẫn ba phân đoạn lời khen của quần chúng về đám ma của cụ cố tổ.
(33) “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” Cụ chắc cả mười rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế...
[29, tr.112]
Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng và bú dích, và vịng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...! [29, tr.120]
Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng… và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả [29, tr.121].
Trong ba phân đoạn trên, một hệ thống các lời khen liên tiếp đã được sử dụng dưới cái nhìn của quần chúng như một minh chứng cho sự bạc bẽo của lòng người. Các cụm từ “đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc soảng và bú dích, và vịng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa”, “Thật là một đám ma to tát”, “đưa đến đâu làm huyên náo”, “đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả” đã trực tiếp thể hiện địa vị, điều kiện kinh tế giàu có, dư dả của gia đình cụ cố Hồng. Các mệnh đề vừa là lời khen về sự khoa truơng theo lối đám ma của nhà
giàu, vừa nhằm mục đích lên án sự vơ tâm của con người.
Xét theo góc độ dụng học, khen là một hành động ngôn trung được xếp vào nhóm hành động ngơn trung biểu ân (hành động ngơn trung có bản chất lịch sự). Trong tiếng Việt, hành động khen có thể được thể hiện bằng các hành động như vỗ tay, tung hô, hoan hô…
(34) “Những tiếng vỗ tay luôn luôn tăng thanh thế cho nó trước mặt Tuyết.
Những cách nắm banh, vợt banh, một lối cầm vợt kiểu cách, một cử chỉ làm bộ, đã đủ khiến Xuân có nhũng dáng điệu của một phong lưu cơng tử, ít ra cũng là con một ông tổng đốc như những tài tử quần vợt khác!” [29, tr.159].
Đây là lúc Xuân phô trương thanh thế quần vợt trước mặt Tuyết và diễn thuyết trước mặt quần chúng. Các cụm từ “phong lưu công tử” là một lời khen đắt giá dành cho Xn. Hành động ví Xn như “con một ơng tổng đốc như những tài tử quần vợt khác” đã nâng vị thế của Xuân lên một tầm cao mới. Không chỉ trong phân đoạn trên, hành động vỗ tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Hành động vỗ tay rầm rộ kết hợp cùng những nhận định tích cực dành cho Xuân khiến người đọc bỗng quên bẵng một tên ma cà bông ngày nào.