CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1 Hành động chê trực tiếp và các biểu thức sử dụng
3.1.4 Biểu thức chê liên quan đến tính cách, nhân phẩm
Một số cấu trúc chê trực tiếp liên quan đến tính cách, nhân phẩm
thường gặp, bao gồm: chủ ngữ + là/thật là/đúng là + danh từ + tính từ tiêu
cực, chủ ngữ + động từ + tính từ tiêu cực + phó từ chỉ mức độ hoặc tình thái từ, chủ ngữ + vừa + tính từ tiêu cực + vừa + động từ + tính từ tiêu cực,…
Ngồi các trường hợp thực hiện hành động chê thông qua các câu
khẳng định, biểu thức chê liên quan đến tính cách, nhân phẩm có thể xuất
hiện trong hành động chê có đích hỏi, thơng thường người nói thực hiện hành động hỏi khơng phải để người khác trả lời và lấy thông tin mà nhằm thực hiện mục đích bộc lộ sự khơng hài lịng, khơng vừa ý, khơng đồng tình về sự việc hiện tượng xấu, tiêu cực. Những phương tiện ngôn ngữ thường gặp trong một phát ngơn hỏi - chê đó là: các đại từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, bao giờ, đâu,…; các cặp phụ từ nghi vấn như: có…khơng, đã…chưa,…; các từ để hỏi: vì sao, tại sao,…; các tiểu từ tình thái: chăng, sao,…; các quan hệ từ lựa chọn: hay, hoặc,…
(62) (a) Mình đã biết sự gì xảy ra chưa?
(b) Chúng ta không thể nào dung được cái thằng Xuân ấy ở nhà chúng ta một phút nào nữa! Thật là khốn nạn.
…(c) Nó với con Tuyết nhà ta hình như lơi thơi với nhau. (d) Chết nỗi! Thế kia ư? Có chắc khơng?
(e) Tôi, tôi chỉ muốn vào băm mặt cái thằng chó ngay bây giờ mà thơi! Vì rằng em mình nó hư nhưng vợ chồng mình mang tiếng. Bà lão già cứ đổ tại chúng ta tiến bộ, Âu hố nên con Tuyết nó hư thế, có khổ khơng?
(f) Thầy mẹ lại muốn gả con Tuyết cho cái thằng khốn ấy mới nhục chứ? [29, tr.99]
Đoạn hội thoại trên là nội dung trao đổi giữa vợ chồng Văn Minh. Tham thoại tiền dẫn nhập là hành động rào đón theo lượt lời (a) của ơng Văn Minh. Tại lượt lời (a), đoạn hội thoại mở đầu bằng cặp từ nghi vấn “đã… chưa?” xuất phát từ câu hỏi được thực hiện bởi ông Văn Minh nhằm nội dung
thông báo một vấn đề. Về mặt lý thuyết, hành động chê là hành động mang
tính đe dọa thể diện, làm giảm uy tín của đối tượng chê là lẽ tất nhiên. Nhưng bên cạnh đó, nó cịn có thể làm mất cả thể diện của chủ thể chê bởi nếu chủ
thể chê khơng khéo léo rất có thể khiến người nghe nghĩ rằng chủ thể chê là
người hay chê bai người khác, đặc biệt trong trường hợp đối tượng chê là ngôi thứ ba, tức là nói xấu sau lưng. Trong trường hợp này, người bị nói xấu là Xuân Tóc Đỏ và người thực hiện việc nói xấu là vợ chồng ơng Văn Minh. Tại lượt lời (b), sau lời nghi vấn của bà Văn Minh, ông Văn Minh đã chê trực tiếp về nhân phẩm và tính cách của Xn Tóc Đỏ bằng tính từ “khốn nạn”. Ơng tiếp tục chê trách Xuân bằng việc làm rõ sự khốn nạn của Xuân tại lượt lời (c) để vợ mình được biết. Để đáp lại thơng tin từ chồng mình, bà Văn Minh khơng khỏi cảm thán “Chết nỗi!” để bày tỏ sự khơng đồng tình với hành động của Tuyết và Xuân theo lượt lời (d). Bên cạnh việc sử dụng tính từ mang hàm ý chê bai, ông Văn Minh tiếp tục dùng các tổ hợp từ “thằng chó”, “thằng
khốn” tại lượt lời (e), (f) để nhấn mạnh sự bức xúc và khơng bằng lịng cao độ. Sự lên án này cũng một phần do ơng cho rằng “em mình nó hư nhưng vợ chồng mình mang tiếng. Bà lão già cứ đổ tại chúng ta tiến bộ, Âu hố nên con Tuyết nó hư thế”. “Có khổ khơng?” chính là một biểu thức hành động chê có hình thức hỏi. Đồng thời, cặp từ nghi vấn “có… khơng?” trong câu Chết nỗi! Thế kia ư? Có chắc khơng?” và “Bà lão già cứ đổ tại chúng ta tiến bộ, Âu hố nên con Tuyết nó hư thế, có khổ khơng?” càng có tác dụng làm cho hành động chê được thực hiện gián tiếp thông qua hành vi than được bộc lộ rõ hơn, mạnh mẽ hơn. Qua đó, chúng tơi rút ra kết luận, hành động động chê trực tiếp và
gián tiếp có thể xuất hiện cùng nhau trong một lượt lời.
(63) Ơng đã biết chưa. Ơng nng con ông nữa đi! Bao giờ bụng nó
bằng cái thúng thì ơng mới biết thế nào là nữ quyền, và văn minh, là tối tân, là giải phóng! Phương ngơn có câu nói: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà! Ơng là hại nó, ơng làm nó hư hỏng, để cho tôi, tôi phải nghe lời thiên hạ chửi rủa... bới móc! [29, tr.89]
Lượt lời của cụ bà mang chức năng chê nhằm trút giận, khiến người nghe (cụ cố Hồng) cảm thấy có trách nhiệm về hành động liên đới của mình. Cụ thể, ở đây, cụ bà đang lên án việc cụ cố Hồng nuông chiều Tuyết, đâm ra Tuyết sinh hư đi lang chạ với Xuân. Bà thể hiện rõ quan điểm không đồng tình với tư tưởng và lối sống văn minh, đề cao nữ quyền và giải phóng – một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của Tuyết. Trong khi đó, các nhân vật thượng lưu và cả Xuân Tóc Đỏ mang ý thức thường trực: cái gì không hợp thời đều là cổ hủ, phải đào thải. Cái hợp thời, với họ, ở bối cảnh ấy chỉ có thể là những gì liên quan đến ngơn ngữ, văn hóa Pháp và các nội dung phong trào Mặt trận bình dân. Qua đó, ta thấy, Số đỏ thay vì hướng đến phủ nhận, triệt tiêu đối tượng, thì ngược lại, thông qua các biểu ngữ hành động
chê ứng xử, đạo đức đã khẳng định sự thay đổi tất yếu của xã hội: từ tiền hiện
đại sang hiện đại, từ phong kiến phương Đông sang tư bản thực dân phương Tây.
(64) (a) À! Ðồ khốn nạn! Ðồ Sở Khanh! Ðồ bạc tình lang! Làm hại cả
một đời người rồi thì bây giờ giở mặt phỏng? Này, con này chẳng phải tay vừa đâu! Liệu thần xác!
(b) Thôi, tôi xin bà! Thế là tử tế lắm rồi! Bụng dạ bà tốt lắm! Tôi đã làm hại cả một đời bà ấy à? Cái đó cũng có lẽ, cũng có thể!... Nhưng mà vâng lời bà, tơi đã tìm cách cứu chữa rồi. Tôi đã đi mời cho bà một ông đốc tờ cẩn thận chứ đây không thèm gọi bọn lang băm [29, tr.151].
Trong trường hợp này, Xuân đã bị thu hút bởi hành động cảm thán của bà Phó Đoan “À! Ðồ khốn nạn! Ðồ Sở Khanh! Ðồ bạc tình lang!”. Trong lượt lời (a) của bà Phó Đoan, bà đã thực hiện hành động chê về nhân phẩm của Xuân, cụ thể là “khốn nạn”, “Sở Khanh”, “bạc tình”. Đây là các tính từ mang nghĩa tiêu cực nặng nề để chỉ nhân phẩm con người. Sau đó, bà Phó Đoan mới đưa ra hành động chê nhằm lên án về sự trở mặt của Xuân bằng câu hỏi “Làm hại cả một đời người rồi thì bây giờ giở mặt phỏng?” và xưng bằng “con này”. Người đưa ra hành động chê trong các phát ngôn này không quan tâm
đến thể diện của bản thân cũng như người đối diện khi sử dụng các từ “khốn nạn”, “Sở Khanh”, “bạc tình lang”. Các từ này thường được dùng để chỉ bản chất của những người đàn ơng có bề ngồi hào hoa phong nhã nhưng thực ra lại chuyên môn đi lừa con gái nhà lành hoặc con gái trong lúc hoạn nạn. Bằng sự nhấn mạnh “Liệu thần xác” và “con này chẳng phải tay vừa đâu!” trong phát ngơn của bà Phó Đoan, Xuân phải vội vàng xuống nước theo lượt lời (b),
khen bà Phó Đoan tử tế và tốt bụng. Xuân đã đưa ra một lời khen để làm chiến
lược giao tiếp “Bụng dạ bà tốt lắm!” rồi sau đó mới đưa ra một lời trách móc ngược lại “Tơi đã làm hại cả một đời bà ấy à?” để làm giảm bớt đi sự mất thể diện cho bản thân. Đây được coi như một hành động chê mang tính lịch sự
cao nhất vì thể diện của người tiếp nhận lời chê được đề cao, trước khi buộc
người khác nhận một hành động chê làm tổn hại đến thể diện thì người nói đã đưa ra một lời khen nhằm xoa dịu và tạo tâm thế thoải mái cho người tiếp
nhận để thuận lợi an ủi “Nhưng mà vâng lời bà, tơi đã tìm cách cứu chữa rồi. Tơi đã đi mời cho bà một ông đốc tờ cẩn thận chứ đây không thèm gọi bọn lang băm”. Vì vậy, hành động này đã ít nhiều bù đắp, giảm thiểu sự mất thể diện cho bà Phó Đoan khi bị Xuân lạnh nhạt ở đầu cuộc hội thoại.
Như vậy, trong một số trường hợp, hành động chê về tính cách và nhân phẩm khơng chỉ làm thể diện của bản thân người tiếp nhận lời chê bị đe doạ mà còn khiến người đưa ra hành động chê tự làm tổn hại đến thể diện của
chính mình.