Biểu thức khen liên quan đến tính cách, nhân phẩm

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.1 Hành động khen trực tiếp và các biểu thức sử dụng

2.1.4 Biểu thức khen liên quan đến tính cách, nhân phẩm

Bên cạnh các lời khen về hình thức bên ngồi (tóc, nhan sắc, quần

áo,..), lời khen về tính cách và nhân phẩm con người là nội dung thường nhắc đến khi đánh giá một đối tượng. Một số cấu trúc khen liên quan đến tính cách, nhân phẩm thường gặp bao gồm: chủ ngữ + thật là/đúng là/quả là + tính từ tích cực hoặc danh từ + cụm danh từ, chủ ngữ + khen/ngưỡng mộ/chúc mừng,… + chủ ngữ + bổ ngữ, chủ ngữ + động từ + bổ ngữ + tính từ tích cực +

phó từ chỉ mức độ,…

(35) (a) Có người đi đến đâu chết trâu đến đấy, anh ta thì đi đến đâu cũng

vui vẻ đến đấy, âu cũng là tại số, chỉ thương hại về nỗi bồ côi sớm, chứ không nếu được ăn học, tất cũng nên người như ai.

(b) Thì sao? Dì bảo sao? Việc gì mà phàn nàn? Làm nghề nhặt banh hay giúp việc cho hiệu may thì cũng đều giúp cho xã hội tiến bộ cả!

[29, tr. 49]

Trong lời khen của bà Phó Đoan dành cho Xuân Tóc Đỏ có chút an ủi, vỗ về, lượt lời (a) đã phơ diễn điều đó. Bà cảm thương cho số phận mồ côi từ sớm, không được ăn học đầy đủ của Xuân. Bà khen “anh ta thì đi đến đâu

cũng vui vẻ đến đấy”. Tính từ “vui vẻ” mang ý nghĩa tích cực, bộc lộ thái độ hài lịng của người phát ngôn. Lượt lời (b) của ông Văn Minh cũng thể hiện cái nhìn theo hướng tích cực về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Ơng cho rằng làm gì cũng là giúp ích cho xã hội, chưa kể biết đâu thành cơng thì cái danh vọng ấy càng đáng

quý. Các câu hỏi “thì sao?”, “việc gì mà phàn nàn?” cùng câu cảm thán “Làm nghề nhặt banh hay giúp việc cho hiệu may thì cũng đều giúp cho xã hội tiến bộ cả!” được sử dụng với tần suất cao đã thể hiện cảm xúc cảm thơng, đồng tình cao độ của ơng Văn Minh và bà Phó Đoan về tính cách tích cực của Xn.

Tiếp nhận lời khen là hành động hồi đáp, và thường được phản hồi lại

bằng hành động cảm ơn, khen ngược lại người khen, phủ định,… Trong đó, khen phản hồi là cách thức tiếp nhận lời khen theo kiểu “lấy lòng nhau”hay “ khen lại người khen mình”, mang đậm nét văn hố khiêm nhường của người

Việt Nam.

(36) (a) - Bẩm bà lớn tốt lắm, mười hai cung phi chỉ đáng phàn nàn một cung. Bẩm ấy là cung phối hợp, nghĩa là cung chồng. Gò má hơi cao.

(b) - Bẩm vâng... Nhưng mà theo lối cổ thì thế là lưỡng độ, mà đã phải bước đến hai bước thì là đáng phàn nàn.

(c) - À, có thế chứ! Nhưng mà theo lối kim thì mấy đời chồng cũng được, miễn tử tế thì thơi. Cụ đốn đúng đấy!

(d) - Tính nết bà thì nhân đức, hay thương người. (e) - Cụ đoán hay lắm! [29, tr.25]

Đây là cuộc gặp gỡ giữa thầy số xem tướng và bà phó Đoan. Trong đoạn hội thoại trên, nhân vật ơng thầy gọi bà phó Đoan là bà lớn thể hiện vai vế bề trên của bà Đoan. Thường cách xưng hô như vậy chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp quan lại vua chúa. Ở đây quan hệ của các nhân vật chỉ là quan hệ thông thường, xã hội. Xưng hô như vậy không chỉ biểu thị vai vế trong xã hội mà còn biểu thị thái độ tôn trọng hay nịnh bợ của các nhân vật. Lượt lời (a) xuất hiện trong lời khen của thầy số dành cho số mệnh của bà

phó Đoan, một câu “bà lớn” hai câu “tốt lắm”. Tuy nhiên khi bị nói “gị má hơi cao”, nhận thấy bà phó Đoan hơi khó chịu, thầy số lựa lời an ủi theo lượt lời (b) khiến bà nguôi ngoai hẳn. Lượt lời (c) đã chứng minh điều đó. Bà cịn

khen thầy số “Cụ đốn đúng đấy!”. Thấy bà khen ngợi, thầy số được đà khen

về tính cách và nhân phẩm của thầy xem tướng số dành cho bà Phó Đoan. Các tính từ mang hàm ý tích cực, thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của con người là “nhân đức”, “thương người” được sử dụng trong phát ngơn. Quả nhiên, bà phó Đoan được đà hả hê, tiếp tục tung hứng với thầy số ở lượt lời (e). “Cụ đoán hay lắm!” là cách bà Phó Đoan phản hồi lại lời khen của thầy tướng số bằng cách khen ngược lại người khen, thể hiện sự hài lòng

với lời khen.

(37)(a) Đây me sừ Xuân, giáo sư ten nít, cái hy vọng của Bắc Kỳ!

(b) Đây là bà Phán, một phụ nữ thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có cơng với làng thể thao!” [29, tr.138]

Đây là đoạn hai thầy cảnh binh cùng “giới thiệu” Xuân Tóc Đỏ với bà Phó. Trong hội thoại trên, lượt lời (a) và (b) là những phát ngôn mà trong lượt lời này đều có hành động trong lời là giới thiệu, nhưng chỉ khác đối tượng giới thiệu, trong lượt lời (a) đối tượng giới thiệu là Xuân Tóc Đỏ, trong lượt lời (b) đối tượng giới thiệu là bà Phó Đoan. Nếu lượt lời (a) là hành động

khen trực tiếp về khả năng của Xuân với cụm từ “cái hy vọng của Bắc Kỳ” và

danh xưng “me sừ Xn”,” giáo sư ten nít” thì lượt lời (b) là hành động khen trực tiếp về nhân phẩm của bà Phó Đoan. Đó là “một phụ nữ thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có cơng với làng thể thao!”. Một người như bà Phó Đoan ln muốn được khen “thủ tiết”, đoan chính, đồng thời việc nhấn

mạnh “có cơng với làng thể thao” của hai thầy cảnh binh càng khiến bà thêm hài lịng. Tuy nhiên, bà Phó Đoan hồn tồn khơng xứng đáng với những lời

khen ấy. Danh hiệu cao quý ấy nào không thể trao cho một người đã từng vì

thèm khát thể xác của Xuân nên mới xin cho hắn ra tù và tạo điều kiện cho hắn gia nhập xã hội thượng lưu. Đặt bà Phó Đoan lên bàn cân nhân phẩm, Vũ Trọng Phụng đã làm nổi bật sự gian dối, thối nát cùng bản chất xấu xa của nhân vật này nói riêng và hệ thống nhân vật trong tác phẩm nói chung, góp phần lột tả bộ mặt thật của xã hội lúc bấy giờ, mang lại tiếng cười châm biếm cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 55 - 58)