Phân loại hành động ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.2.Phân loại hành động ngôn ngữ

1.2. Một số vấn đề hành động ngôn ngữ

1.2.2.Phân loại hành động ngôn ngữ

Dựa vào khái niệm về hành động ngôn ngữ chúng tôi phân loại thành 3 loại hành động ngôn ngữ như sau:

Hành động tạo lời: Đây là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ

như ngữ âm, từ và các quy tắc hoạt động của chúng để tạo ra một phát ngơn có hình thức và nội dung. Nói một cách đơn giản, hành động tạo lời là hành động nói ra một điều gì đó.

Ví dụ: Để có phát ngơn “Cháu đi học đây ạ!” ta phải tạo ra nó bằng cách phát âm ra (nói ra).

Theo Đỗ Hữu Châu, hành động tạo lời là “hành động sử dụng các yếu

tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngơn về hình thức và nội dung” [4, tr.88]

Bằng cách tiếp cận ngun văn lí thuyết hành động ngơn từ của Austin, hành động tạo lời có thể hiểu như sau: “Hành động tạo lời là hành động sử

dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra câu/ phát ngôn với nội dung ngữ nghĩa ít nhiều xác định” [dẫn theo 1, tr.18]. Hay nói cách khác, hành động tạo lời là hành động

tạo lập một phát ngơn có hình thức và nội dung nhất định. Và mảnh đất này đã được ngữ pháp tiền dụng học khám phá ít nhiều.

Ví dụ, để có một phát ngơn thực hiện hành động khuyên “Bạn đừng lười biếng như thế!” thì trước hết trong tư duy ta phải lựa chọn những từ ngữ

định danh về đối tượng (ở đây là bạn, kí hiệu là A) và tính chất của đối tượng (là sự lười biếng, kí hiệu là B) mà ta muốn nói đến, sau đó dùng cấu trúc câu có “A đừng B như thế!” để thực hiện hành động khuyên nhủ bằng lời nói.

Hành động tại lời (hành động ở lời): Được thực hiện ngay khi nói năng.

Ví dụ: Ba khuyên con nên nghiêm túc với việc học hơn.

Hành động khuyên được thực hiện bằng lời nói. Nói xong phát ngơn trên, chủ thể đã thực hiện được hành động khuyên đối với người nghe và có tác động trực tiếp đến người nghe, đặc người nghe vào nghĩa vụ cần phải thực hiện.

-Mẹ cấm con ra đường giờ này nhé.

-Tôi thề tôi sẽ không bao giờ làm chuyện này nữa.

Hành động tại lời (ở lời) đặt người nói và người nghe vào những quyền lợi và nghĩa vụ mới so với tình trạng của họ khi thực hiện hành vi ở lời đó.

Đề cập đến hành động tại lời, Đỗ Hữu Châu viết: “Hành vi ở lời là

những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngơn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận” [4, tr. 89]

Hành động tại lời là hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ ngay khi nói năng và trên hành động tạo lời. Hành động tại lời là những hành động được nêu ra ngay trong các phát ngơn của người nói. Có thể nói, hành động tại lời là kết quả, đích đến của hành động tạo lời, vì một phát ngơn trước khi được nói ra để thực hiện một hành động thì trước hết trong tư duy của người nói phải cấu trúc nên hình thức và nội dung của phát ngơn ấy, đó chính là các quá trình diễn ra trong hành động tạo lời.

Hành động tại lời được thực hiện theo những quy ước và thể chế nhất định, tồn tại trong tâm thức của con người và được cộng đồng tuân theo một cách không tự giác như những luật lệ bất thành văn.

Bên cạnh đó, hành động tại lời cịn tạo nên những hiệu quả ngôn ngữ và phản ứng ngôn ngữ nhất định. Đây chính là điểm khu biệt giữa hành động tại lời và hành động tạo lời.

Hiệu quả ngôn ngữ thể hiện ở chỗ một phát ngơn có thể làm thay đổi tư cách pháp nhân của người nói và người nghe, chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới. Ví dụ, khi ta nói “Tơi hứa

sẽ làm việc thật siêng năng” thì ta phải có trách nhiệm thực hiện lời hứa của

mình (nếu khơng thực hiện được đúng theo lời hứa thì người nói ít nhiều cũng sẽ cảm thấy áy náy vì gây nên sự thất vọng cho phía người nghe), và về phía người nghe thì họ có quyền chờ đợi, xem xét q trình ta thực hiện lời hứa của mình. Khi cấp trên ra lệnh cho nhân viên dưới quyền mình, thì họ phải có trách nhiệm đối với mệnh lệnh của mình và nghĩa vụ của nhân viên là thi hành mệnh lệnh đó.

Ngay cả ở hành động miêu tả vốn là những hành động ít bị ràng buộc nhất đối với người nói và người nghe thì ta vẫn thấy tư cách pháp nhân của người phát ngơn có sự thay đổi. Vì khi họ miêu tả, thuật lại một sự kiện nào đó bất kì thì họ phải có trách nhiệm về tính đúng đắn của sự kiện đó, cịn người nghe thì có quyền phản bác, trách cứ những điều không đúng trong nội dung thuật sự.

Hiệu quả của hành động tại lời khá tập trung có thể xác định được vì nó có đích rõ ràng và tập trung. Những hiệu lực mà hành động tại lời tạo ra chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học, do đó nói đến hành vi ngơn ngữ chính là nói đến hành động tại

Hành động mượn lời: là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ hay

đúng hơn là mượn phát ngơn để gây ra một hiệu quả ngồi ngơn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói.

Ví dụ: Các em lấy giấy ra kiểm tra 15 phút.

Khi nghe câu này, người nghe ở đây chính là các em học sinh sẽ có phản ứng lo lắng và hoang mang cịn một bên thì lấy giấy ra để làm bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những mặt khác sẽ có hành động hỏi han hoặc hỏi cô tại sao lại làm kiểm tra vào lúc này. Như vậy câu này có tác động gây ra phản ứng cho người nghe. Cơ giáo nói câu “Các em lấy giấy ra kiểm tra 15 phút” đã thực hiện một hành động mượn lời.

Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, khơng thể tính tốn được. Hiệu quả mượn lời có thể có chủ ý hoặc khơng có chủ ý.

Theo Đỗ Hữu Châu, hành động mượn lời là “hành động “mượn”

phương tiện ngơn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngồi ngơn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói” [3, tr.88]

Vậy hiệu quả ngồi ngơn ngữ mà Đỗ Hữu Châu đề cập đến ở đây chính là những cảm xúc, suy nghĩ và hành động khác nhau ở người tiếp nhận phát ngơn.

Ví dụ, khi nghe tin “Các sinh viên học tại Đại học Hải Phòng sẽ được nghỉ một tháng sau khi thi kết thúc học kì I” thì mỗi người sẽ có một tâm trạng, hành động khác nhau. Có sinh viên thì nghĩ đến kế hoạch đi làm thêm, có sinh viên thì sẽ về quê với gia đình. Cịn đối với các thầy cô giáo, mỗi người sẽ có một kế hoạch riêng cho kì nghỉ dài suốt một tháng đó.

Hành động mượn lời gắn với chủ định, mục đích của chủ nhân phát ngơn. Ví dụ khi trong bản tin dự báo thời tiết thông báo tin “Ngày mai cơn bão sẽ đi qua tỉnh A” thì đầu tiên người đưa tin muốn thông báo đến người xem một thông tin về sự diễn biến xấu của thời tiết, tiếp đến thông qua thông tin ấy người đưa tin muốn cảnh báo mọi người cẩn thận trong thời tiết có bão. Vậy bằng cách “mượn” nội dung thông báo về thời tiết xấu, người đưa tin đã thực hiện mục đích là tạo một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với bão nơi người nghe.

Một điều làm cho hành động mượn lời khác biệt với hành động tại lời là hành động mượn lời khơng có quy ước và chế định của xã hội. Do đó hiệu quả của hành động mượn lời rất phân tán và không thể tính tốn hết được.

Vậy nên, hành động mượn lời không phải là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học.

Một phần của tài liệu Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 28 - 32)