Tổng quan về tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Dương

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ kiêm kiểm soát định kỳ khí thải xe máy (Trang 74 - 77)

b) Đẩy mạnh xã hội hố việc kiểm định khí thải xe máy

4.1 Tổng quan về tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nơi của nền văn hố lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm

của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vơ giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hố. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần

Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của

đại danh y TuệTĩnh.

Hình 4.1. Thành phố Hải Dương với 71 km2 diện tích và 213.639 người về dân số là trung tâm công nghiệp-dịch vụ thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau: phía đơng giáp thành phố Hải Phịng; phía tây giáp tỉnh

Hưng Yên; phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Diện tích tồn tỉnh là 1662 km2, dân số 1.703.492 người (theo số liệu từ Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở, tại thời điểm điều tra 01/4/2009), mật độ dân số trung bình:

1.044,26 người/km2, dân số thành thị: 324.930 người, dân số nơng thơn: 1.378.562

người, trong đó nam là 833.459 người, nữ là 870.033 người. Hải Dương được chia làm

2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Mơn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sơng Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hồn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh. Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện, trong đó quốc lộ5 khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao (hình 4.2); đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh. Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến

đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngồi qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh. Đường thuỷ: với 400

km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ

một cách thuận lợi. Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải

Hình 4.2. Quốc lộ 5 qua thành phố Hải Dương

Năm 2008, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13%. giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 420

triệu USD, tăng 73,6% so với cùng kỳnămtrước, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng kỳnăm trước.

Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Với chính sách thơng thống, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngồi nước, với lợi thế

vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Đến hết

tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, trong đó

cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án (tăng 9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2007. Ước tính vốn đầu tư thực hiện của các dự án năm 2008 đạt 300 triệu

Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử, văn hố và danh lam thắng cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sửvăn hố của dân tộc, cùng sự quan tâm của chính quyền

địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Đây là tài

sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của nhân dân địa phương.

Tính đến hết năm 2003, tồn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu,

127 di tích và cụm di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng thứtư về sốlượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong số những di tích đã

xếp hạng có: 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử

cách mạng, 5 danh thắng, 6 lăng mộ, 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang

động. Trong sốcác di tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng,

đó là khu di tích Cơn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ kiêm kiểm soát định kỳ khí thải xe máy (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)