Các giải pháp về xây dựng và tổ chức giao thông

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ kiêm kiểm soát định kỳ khí thải xe máy (Trang 51 - 54)

g) Các chất phụ gia trong xăng

2.2.1. Các giải pháp về xây dựng và tổ chức giao thông

Các giải pháp này làm giảm mật độ và số lượng phương tiện cá nhân tham gia

giao thơng. Qua đó giảm hành trình di chuyển, nhiên liệu tiêu thụ và giải quyết ùn tắc giao thơng [7] (hình 2.1).

Hình 2.1. Tình trạng lộn xộn tại các nút giao thông ở các TP lớn của Việt Nam

Quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông bao gồm việc quy hoạch, bố trí khu vực chức năng như khu dân cư, khu thương mại, khu công sở... và hệ thống đường giao

thông trong khu đô thị một cách hợp lý nhằm tối ưu hố q trình đi lại hằng ngày, là giảm những hành trình di chuyển khơng cần thiết bằng phương tiện giao thông cá nhân, làm giảm tổng lượng phát thải. Việc cải tạo các nút giao cắt góp phần giải quyết ùn tắc giao thơng và ô nhiễm khơng khí. Ngồi ra, việc cải thiện chất lượng mặt đường cũng

Tổ chức điều hành giao thông bao gồm việc sử dụng hệ thống tín hiệu giao

thơng, đường một chiều, phân tách các dịng phương tiện khác nhau hoặc có người điều khiển giao thông... nhằm làm cho giao thông được thông suốt, giảm ùn tắc giao thông. Theo các số liệu quan trắc, mức độ ơ nhiễm khơng khí tại các điểm ùn tắc giao thông

cao hơn các khu vực khác từ 3-5 lần, ô nhiễm tại các khu vực ùn tắc giao thông không chỉ do tập trung đơng số lượng xe cơ giới mà cịn do tiêu hao nhiên liệu và phát thải gây ô nhiễm trên một quãng đường đi của xe cơ giới ở chế độ chạy chậm, dừng hoặc khởi động, tăng tốc đều cao hơn nhiều so với khi xe chạy đều ở tốc độ tối ưu từ 40km/h - 80km/h tuỳ theo từng loại xe.

Sử dụng phương tiện công cộng đang là một xu hướng tất yếu. Tạp chí

Businessweek đã lựa chọn ra 10 phương tiện công cộng công nghệ cao, khả năng vận hành tốt và thân thiện môi trường nhất trên toàn thế giới.

Phát triển và sử dụng giao thông công cộng đang là một xu hướng tất yếu khi

giá xăng dầu không ngừng leo thang, sự tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở các thành phố và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Việc phát triển hệ

thống giao thông bằng xe buýt, tầu điện ngầm, tầu điện trên cao, xe ô tô, xe máy điện... là một biện pháp giảm ùn tắc giao thông, do giảm được số lượng phương tiện giao thông cá nhân và số phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel. Bên cạnh đó,

biện pháp này cịn làm giảm tổng lượng phát thải trên cơ sở giảm phát thải tính trên mỗi đầu người tham gia giao thông (g/hành khách.km). Tuy nhiên, đối với hệ thống xe buýt, cần đảm bảo mỗi xe buýt là những xe sạch, được BDSC định kỳ tốt. Việc sử

dụng các phương tiện không động cơ như xe đạp thay thế cho các loại xe cơ giới sẽ

hoàn toàn loại bỏđược nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng cơng cụ kinh tế, biện pháp hành chính trong xây dựng và tổ chức giao thông: chủ yếu là các biện pháp nhằm khuyến khích hoặc bắt buộc người dân không sử

dụng phương tiện cá nhân để chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng khối lượng lớn để giảm ùn tắc giao thơng và cũng là giảm ơ nhiễm khơng khí.

Các biện pháp có thể là quy định về thuế (thuế nhiên liệu, thuế xe...); phí (phí tắc

đường, phí đỗxe, phí đăng ký xe...) hoặc các mệnh lệnh hành chính như quy định khu

vực cấm lưu thông đối với một loạt xe cơ giới nhất định, hạn chế hoặc ngừng đăng ký

sử dụng xe cơ giới cá nhân.

2.2.2. Các gii pháp k thut

Tại các nước đang phát triển nhất là ở Châu Á thì xe máy là phương tiện giao thơng phố biến nhưng cũng chính là nguồn chính gây ơ nhiễm khơng khí. Tuy nhiên, ở

những nước sử dụng nhiều xe máy cũng là những nước đi đầu về kiểm sốt khí thải từ

xe gắn máy. Tại các nơi như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan... từ cuối những

năm 1980 hoặc những năm 1990 đều đã tiến hành các biện pháp kiểm soát khi thải xe gắn máy. Đầu tiên là kiểm soát khí thải của những xe mới (được sản xuất hoặc nhập khẩu) cùng với việc thắt chặt tương ứng mức tiêu chuẩn về nhiên liệu. Tiếp đó, các xe đang lưu hành đều được kiểm tra định kỳ trong suốt q trình sử dụng đảm bảo đạt tiêu chuẩn khí thải khi lưu thơng trên đường. Ngồi ra tại một số nước cịn sử dụng các cơng cụ kinh tế, biện pháp hành chính để loại bỏ xe cũ hoặc phát triển việc sử dụng nhiên liêu thay thế.

Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật, công nghệ nhằm làm giảm lượng phát thải độc hại trên một đơn vị nhiên liệu tiêu thụ và giảm tiêu hao nhiên liệu trên một hành trình di chuyển do nhiên liệu được đưa vào sử dụng sạch hơn, xe được ứng dụng các cơng nghệ kiểm sốt phát thải tiên tiến hơn và được bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tốt trong suốt quá trình sử dụng.

Nâng cao chất lượng nhiên liệu và sử dụng nhiên liệu, năng lượng thay thế. Nhiên liệu là đầu vào của quá trình đốt cháy và phát thải của động cơ xe cơ giới. Các thành phần và đặc tính của nhiên liệu có ảnh hưởng đến lượng phát thải độc hại. Nâng cao chất lượng nhiên liệu là việc giảm bớt hoặc loại bỏ các thành phần có khảnăng gây

Ngồi ra, xe cơ giới cịn có thể sử dụng các ngun liệu khác ít gây ơ nhiễm

hơn để thay thếcho xăng là khí dầu mỏ hố lỏng (LPG), khí tự nhiên nén (CNG), nhiên liệu sinh học... hoặc chạy bằng động cơ điện.

Kiểm soát xe trong quá trình SXLR mới hoặc nhập khẩu bao gồm kiểm tra, thử

nghiệm và chứng nhận theo mức tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn nhằm làm giảm mức phát thải của mỗi kiểu loại xe được sản xuất ra hoặc nhập khẩu do xe được áp dụng những kỹ thuật, cơng nghệ giảm khí thải, tiết kiện nhiên liệu tiên tiến hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ kiêm kiểm soát định kỳ khí thải xe máy (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)