“CP môi trường là một khái niệm đã được đưa ra trong nhiều nghiên cứu, trong đó khái niệm này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu SD thông tin của DN (USEPA, 1995b); hoặc cách thức SD thông tin cũng như phạm vi, quy mô của nghiên cứu (IMA, 1996).
Theo đối tượng liên quan, CPMT được hiểu là những CP gắn liền với các vấn đề mơi trường. Theo đó, CPMT là những CP bỏ ra cho hoạt động bảo vệ môi trường, các CP cuối đường ống, CP liên quan đến công nghệ môi trường nhằm giảm thiểu CP cho nguyên vật liệu và năng lượng SD (IFAC, 2001; Schaltegger & Wagner. 2005). UNDSD (2001) cũng đưa ra khái niệm tương tự về CPMT là những CP gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của DN. Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu SD khi đưa ra các khái niệm về CPMT như: là CP của quy trình thực hiện để quản lý các tác động môi trường của DN một cách có trách nhiệm (UNCTAD, 2002); là CP cho hoạt động đo lường việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm sốt mơi trường (Jasch, 2003).
Theo phạm vi phát sinh CP, CPMT được hiểu là các CP phát sinh bên trong hoặc bên ngoài DN (De Beer & Friend, 2006; Todae & cộng sự, 2011); phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động quan lý môi trường, bảo vệ môi trường, các trách nhiệm môi trường của DN (Lee & cộng sự, 2004).
Theo hình thức biểu hiện CP, CPMT được nhận diện là các CP hữu hình và CP ẩn liên quan đến làm sạch mơi trường, CP xả thải, cải tiến cơng nghệ và quy trình SX (Atkinson & cộng sự, 2004; Hansen & Mowen, 2000).
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về ECMA trong các DN SX, do vậy các CPMT cần được nhận diện trên cơ sở là những CP phát sinh liên quan đến các vấn
đề môi trường trong hoạt động SX KD của DN. Theo đó, CPMT sẽ được nhận diện
khi thỏa mãn đồng thời các đặc điểm sau:
(1) Là những CP phát sinh trong hoạt động SX KD của DN, những CP này phát sinh bên trong DN, bao gồm cả các CP ẩn, CP dự phòng, CP liên quan đến dòng nguyên vật liệu và năng lượng…
(2) Là những CP phát sinh liên quan đến các vấn đề môi trường của DN, bao gồm: phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm sốt mơi trường; xử lý và làm sạch môi trường; khắc phục các sự cố môi trường; nghiên cứu và PT, cải tiến cơng nghệ và quy trình SX theo hướng thân thiện với mơi trường; các thiệt hại, tổn thất về tài nguyên thiên
nhiên gắn với hoạt động SX, về tài chính, về hình ảnh và vị thế DN phải gánh chịu cho các tổn hại về môi trường gây ra…
Trên cơ sở nhận diện CPMT, việc lựa chọn các tiêu thức phân loại CPMT phù hợp sẽ giúp DN có thể kiểm sốt và quản lý CPMT một cách chính xác và hiệu quả. Các DN có thể vận dụng các tiêu thức phân loại CPMT như sau:
Theo nội dung CP bảo vệ môi trường DN
Theo nội dung CP bảo vệ môi trường DN, CPMT bao gồm tất cả các CP cho việc bảo vệ môi trường do công ty hoặc bên đại diện cho công ty chi trả nhằm bảo vệ, giảm thiểu, kiểm sốt các yếu tố mơi trường; XD tài liệu về các khía cạnh của mơi trường, các tác động và mối nguy hại đến môi trường từ các hoạt động SX KD của công ty. Những CP này bao gồm cả các CP trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hiệu suất môi trường của công ty. (VDI, 2000; Jasch, 2003). Theo đó, CPMT trong DN được phân loại bao gồm”:
Bảng 1.4: Tổng CP bảo vệ môi trường của DN
CP bảo vệ mơi trường (xử lý và phịng ngừa ơ nhiễm) + CP nguyên vật liệu không đi vào SP
+ CP vốn đầu tư và lao động không đi vào SP = Tổng CP bảo vệ môi trường của DN
Nguồn: Jasch, 2003
Theo nội dung, công dụng của CP
“Cách phân loại này được đưa ra bởi Ủy ban PT bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD), theo đó CPMT trong các DN gồm 4 loại:
- CP xử lý chất thải: Là loại CP liên quan đến SP tiêu cực của DN bao gồm CP
xử lý chất thải từ các hoạt động có liên quan và những vật liệu bảo dưỡng, bảo hiểm, các khoản dự phòng cho CP lau dọn.
- CP phịng ngừa và quản lý mơi trường: bao gồm CP lao động trong công ty
và các dịch vụ thuê bên ngồi cho các hoạt động phịng ngừa chất thải; CP nghiên cứu và PT các dự án môi trường và CP phát sinh cho việc SD các kỹ thuật làm sạch và những nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
- Giá trị thu mua của các phế thải: bao gồm giá trị của ngun vật liệu thơ,
bao bì, ngun vật liệu phụ, nguyên liệu hoạt động, năng lượng, nước tạo thành SP tiêu cực từ SX.
- CP chế biến không tạo ra SP: bao gồm thời gian lao động bị mất do SX kém
hiệu quả, khấu hao máy móc do SD trong SX tạo ra chất thải, các nguyên vật liệu SX nhưng không tạo ra thành phẩm và trở thành phế thải.
Theo hoạt động bảo vệ môi trường
Theo cách phân loại này, CPMT bao gồm 4 loại (Phụ lục 1.1):
- CP ngăn chặn (phòng ngừa) là CP của những hoạt động được tiến hành
nhằm ngăn chặn việc SX ra chất độc, chất thải có thể gây hại cho mơi trường như: đánh giá và lựa chọn nguồn cung cấp vật liệu thân thiện với môi trường, đánh giá và lựa chọn thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm, đào tạo lao động, nghiên cứu các tác động ảnh hưởng tới môi trường, PT hệ thống quản trị môi trường, tái chế SP.
- CP phát hiện là CP của những hoạt động được tiến hành nhằm xác định liệu
SP, phương pháp hay quá trình SX và các hoạt động khác trong DN có tuân theo các tiêu chuẩn môi trường tương ứng hay không.
- CP cho các hoạt động xử lý chất thải trong nội bộ là CP của những hoạt
động phát sinh do quá trình SX tạo ra các loại chất độc và chất thải nhưng khơng được thải ra mơi trường. Do đó CP chất thải bên trong phát sinh nhằm loại bỏ và quản lý các chất độc và chất thải đó sau mỗi lần SX.
- CP cho các hoạt động xử lý chất thải bên ngoài DN là CP của những hoạt
động phát sinh sau khi đã thải chất độc và chất thải ra mơi trường. Thuộc loại CP này có (1) CP phát hiện bên ngồi nhận thức được là những CP phát sinh từ DN, phải do DN gánh chịu; và (2) CP phát hiện bên ngồi khơng nhận thức được (CP XH) là những CP có nguồn gốc từ DN nhưng lại do các đối tượng ngoài DN phải gánh chịu.
Theo chu kỳ sống của SP
CP theo chu kỳ sống, theo Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA, 1995), là sự tính tốn các CP cho các hoạt động diễn ra trong toàn bộ chu kỳ sống của một SP, từ khi bắt đầu đến khi bị từ bỏ bởi nhà SX và người tiêu dùng. Ở phạm vi DN, CPMT liên quan tới chu kỳ sống của SP sẽ bắt đầu từ giai đoạn khai thác tài nguyên, chuẩn bị SX cho đến khi SP ra khỏi đơn vị. Nếu xét theo tiêu thức này, CPMT trong DN sẽ bao gồm:
- CP trong giai đoạn trước SX như CP thiết kế các SP thân thiện với môi
trường, chuẩn bị nguyên vật liệu ít ảnh hưởng tới môi trường…
- CP trong giai đoạn SX như CP vận hành thiết bị nhằm tối thiểu hóa hoặc xử
lý ơ nhiễm…
- CP trong giai đoạn phân phối như CP do vận chuyển, CP bao bì đóng gói… - CP trong và sau giai đoạn SD như CP tái chế hoặc tiêu hủy (chôn lấp chất
Theo khả năng đo lường
Theo tiêu chí này, CPMT được chia thành 5 loại với mức độ nhận biết các CPMT sẽ có độ khó tăng dần theo 5 mức (từ Dễ nhận biết, đánh giá đến Khó nhận biết, đánh giá), bao gồm: CP truyền thống, CP chìm, ẩn; CP ngẫu nhiên, bất thường; CP hình ảnh và quan hệ và CP XH (USEPA, 1995). Các khoản CPMT theo cách phân loại này được chi tiết trong tại Phụ lục 1.2.
Có thể thấy rằng, mỗi tiêu thức phân loại CPMT có mục đích và đặc điểm riêng nhằm giúp DN có thể xác định chính xác khoản mục CP có thể phát sinh. Theo quan điểm của tác giả, tiêu thức phân loại theo quan điểm của UNDSD (2001) phù hợp hơn cả với các DN SX. Cách phân loại này ngoài việc đảm bảo phản ánh đầy đủ các khoản mục CPMT theo nội dung, công dụng của CP, mặt khác các khoản mục CP gắn liền với các hoạt động SX KD của DN, gắn với dòng lưu chuyển (đầu vào – đầu ra) của nguyên vật liệu, năng lượng và các yếu tố khác sẽ là cơ sở để thực hiện các nội dung khác của ECMA.