- Trên quan điểm của lý thuyết quyền biến, những thay đổi trong chiến lược
2.1.1. Mô tả phương pháp SD
“Phương pháp nghiên cứu định tính được SD cho 2 mục đích: (1) Khám phá, mơ tả và phân tích đặc điểm, đặc thù về thực trạng ECMA tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết; (2) Kiểm tra sự phù hợp cũng như để xác nhận lại các nhân tố có sẵn trong mơ hình lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA tại các DN. Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả SD bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình: Phương pháp này được SD
nhằm tìm hiểu khái quát về đặc thù của đối tượng khảo sát, làm rõ thực trạng ECMA tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết theo 4 nội dung của ECMA đã được đề cập, trong đó phân tích những nội dung ECMA đã được thực hiện và chưa được thực hiện tại các DN.
Luận án thực hiện nghiên cứu tình huống điển hình tại 3 DN: Tổng cơng ty Giấy VN (Vinapaco); Cơng ty giấy Tissue Sông Đuống và Cơng ty cổ phần tập đồn Tân Mai. Đây là 3 DN đều có hoạt động chính là SX và KD SP giấy, bột giấy với các quy trình cơng nghệ SX các SP giấy khác nhau: giấy in – viết, giấy tissue, giấy in – báo; đại diện cho 3 nhóm DN thuộc phạm vi nghiên cứu là Tổng công ty, các đơn vị hạch tốn phụ thuộc và các cơng ty liên kết. Mặt khác, tác giả có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp và được sự cho phép của các đơn vị trong thu thập thông tin, dữ liệu và thực hiện các nghiên cứu sâu hơn phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được SD nhằm hỗ trợ cho
nghiên cứu định lượng trong việc đánh giá thực trạng ECMA tại các đơn vị; điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức của luận án về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA tại Tổng công ty Giấy VN và các cơng ty liên kết.
Do những khó khăn về điều kiện thực tế và tính sẵn sàng của các đơn vị khảo sát, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 8 đối tượng thuộc 2 nhóm: bộ phận kế tốn; nhà quản trị và các bộ phận khác liên quan (kĩ thuật, SX, môi trường), là nhân sự làm
việc tại Tổng công ty Giấy VN, Công ty giấy Tissue Sông Đuống, Công ty cổ phần giấy BBP và Cơng ty cổ phần tập đồn Tân Mai (Phụ lục 2.2). Việc lựa chọn đối tượng phỏng vấn căn cứ trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, trong đó: ban giám đốc giúp tác giả nghiên cứu về nhu cầu, quan điểm và mục tiêu quản trị DN đối với vận dụng ECMA; bộ phận kế tốn là đối tượng tác giả tập trung tìm hiểu đặc điểm và thực trạng vận dụng ECMA; bộ phận liên quan là các đối tượng giúp tác giả nghiên cứu về sự kết nối thông tin môi trường với thông tin kế tốn, từ đó chỉ ra các u cầu vận dụng ECMA trong DN. Đặc điểm về đối tượng phỏng vấn được tổng hợp theo kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo và chuyên môn làm việc (Phụ lục 2.3).
Các cuộc phỏng vấn được tổ chức trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2020. Các đối tượng được gọi điện trao đổi về nội dung sơ bộ của cuộc phỏng vấn trước khi chính thức tham gia phỏng vấn. Hình thức phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại đơn vị hoặc thông qua gọi điện thoại. Tác giả tiến hành ghi chép lại các ý kiến trao đổi trong cuộc phỏng vấn. Trong trường hợp thông tin về dữ liệu được hỏi chưa đầy đủ, các đối tượng phỏng vấn đề nghị sẽ tập hợp và gửi lại thông tin sau bằng email. Tác giả cũng liên hệ lại qua điện thoại, zalo hoặc email để hỏi chi tiết thêm về các vấn đề còn chưa rõ ràng hoặc bị thiếu.