- Tập hợp chung trên các tài khoản kế toán CP của DN Đối với các CPMT
1.2.4. Phân tích và cung cấp thông tin CP môi trường
1.2.4.1. Phân tích thơng tin đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường
thông tin CP môi trường sau khi được thu thập và xác định sẽ được phân tích để phục vụ cho yêu cầu quản trị CPMT và quản trị DN. Với quan điểm ECMA là KTQT CP có liên quan đến các vấn đề mơi trường, theo tác giả thơng tin CPMT có thể được phân tích theo các phương pháp của KTQT CP trong DN như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích CP chênh lệch, phương pháp phân tích CP hỗn hợp.
- Phương pháp so sánh được SD nhằm xác định sự biến động và mức biến động CPMT. Phương pháp này phân tích các chỉ tiêu CPMT bằng cách so sánh số liệu CPMT với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Các tiêu chuẩn để so sánh thường căn cứ trên định mức, dự toán CPMT của một kỳ KD; tình hình thực hiện CPMT các kỳ KD đã qua hoặc chỉ tiêu về CPMT của các DN tiêu biểu cùng ngành. Để thực hiện được phương pháp này, CPMT phải được xác định phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung KT, đơn vị đo lường, phương pháp tính tốn. Ngồi ra, ECMA cần vận dụng kết hợp cả 2 chỉ số phân tích so sánh tương đối và tuyệt đối nhằm hỗ trợ cho DN vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị CPMT của DN vừa thấy được tốc độ biến động của CPMT trong kỳ phân tích.
- Phương pháp phân tích CP chênh lệch được SD để xác định sự chênh lệch CPMT giữa các phương án đề xuất (dự toán hoặc định mức CPMT) với hiện trạng (CPMT thực hiện). thông tin về CPMT chênh lệch giúp các nhà quản trị có thể đánh giá sự phù hợp của dự toán được lập hoặc định mức CP được XD cho CPMT, kết hợp với báo cáo CPMT theo các trung tâm CP để xác định nguyên nhân chênh lệch tại nguồn phát sinh CPMT. CP chênh lệch được xác định ở cả chỉ tiêu về giá trị và sản lượng CPMT.
- Phương pháp phân tích CP hỗn hợp được SD trong việc phân tích các CPMT hỗn hợp thành CP bất biến và CP khả biến nhằm mục đích dự đốn được CPMT phát sinh theo sản lượng hay mức độ hoạt động của DN. Tương tự các khoản mục CP khác trong DN, các phương pháp phân tích CP hỗn hợp có thể SD bao gồm: phương pháp cực đại – cực tiểu, phương pháp đồ thị, phương pháp bình phương bé nhất. Áp dụng phương pháp này bên cạnh giúp DN phân định CP theo mức hoạt động cịn là cơ sở dự đốn CPMT phát sinh trong tương lai thơng qua phương trình dự đốn CP.
Hiệu quả mơi trường của DN là một yếu tố quan trọng, khi cải thiện hiệu quả mơi trường có thể gia tăng giá trị và hình ảnh của DN. Ở giai đoạn cuối áp dụng ECMA, các DN có thể tích hợp đầy đủ các cân nhắc về môi trường vào hoạt động của DN và nhận ra tầm quan trọng của việc tích hợp các phép đo hiệu quả môi trường vào hệ thống đánh giá hoạt động của DN. Trong dài hạn, hiệu quả môi trường và hiệu quả tài chính có mối quan hệ với nhau. Mối liên hệ này được Schaltegger & Sturm (1994) PT khái niệm về hiệu quả môi trường trên cơ sở là hiệu quả KT - mơi trường (trích dẫn trong Wagner, 2005; tr. 106). Như vậy, các thông tin tiền tệ và thông tin hiện vật phải được gắn kết chặt chẽ để cung cấp một thước đo cho phép các vấn đề môi trường được kết hợp với các chỉ tiêu KT nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định cũng như giải trình thơng tin (Schaltegger & Wagner, 2005). Đánh giá hiệu quả mơi trường được phản ánh trên hai khía cạnh là giảm các tác động mơi trường và gia tăng lợi ích KT thông qua công cụ là các chỉ tiêu (chỉ số) đánh giá hiệu quả môi trường (EPIs) (Rikhardsson & cộng sự, 2005; IFAC, 2005).
Chỉ số hiệu quả môi trường (EPIs) cung cấp các thông tin số lượng và chất lượng môi trường, để từ đó có thể đánh giá hiệu quả SD nguồn lực của DN (Bartomolo, 1995). EPIs bao gồm các chỉ số về quá trình, hệ thống và chỉ số tài chính sinh thái cho phép đo lường hiệu suất bền vững của DN với một hệ thống thông tin hỗ trợ các quyết định KD một cách đa chiều (môi trường, XH, KT) từ khâu thiết kế, thực hiện đến khâu báo cáo (Chen & Chang, 2021). Chỉ số đánh giá hiệu quả mơi trường có thể được tính tốn ở nhiều cấp độ khác nhau: cho các tổ chức, cho các SP cụ thể hay cho một dòng SP của DN (Sendroiu & Roman, 2006). Các thông tin trên báo cáo CPMT sẽ giúp tạo ra các chỉ số hiệu quả môi trường nhằm đo lường kết quả và đưa ra những cải tiến liên tục liên quan đến các mục tiêu môi trường được thiết lập. EPIs được SD trong DN theo 2 nhóm chỉ số như sau (Phụ lục 1.8):
- Chỉ số tuyệt đối (chỉ số đơn nhất): là các chỉ số chỉ chứa đựng một chỉ tiêu. Việc SD chỉ số tuyệt đối để so sánh cho phép DN xác định chênh lệch CPMT để đánh giá mức độ hoàn thành hay tiết kiệm CPMT của DN.
- chỉ số tương đối (chỉ số kép): là các chỉ số chứa từ hai chỉ tiêu trở trên, thường được dùng để phân tích CPMT nằm trong mối quan hệ với doanh thu/lợi ích của DN, từ đó phản ánh kết cấu CPMT/hiệu quả CPMT của DN.
Ngồi ra, thơng tin EPIs được tính tốn cho một khoảng thời gian nhất định, do vậy DN có thể tính tốn và trình bày các chỉ số qua một số kỳ nhằm hiển thị và đánh giá các xu hướng hiệu suất qua các kỳ.
1.2.4.2. Báo cáo CP môi trường
Báo cáo CP môi trường là công cụ của ECMA nhằm cung cấp thông tin CPMT đã thu thập và phân tích được. Các thơng tin CPMT được trình bày trên báo cáo phải phản ánh được cả thông tin tiền tệ và thơng tin hiện vật. Trong đó, thơng tin tiền tệ xem xét đến các khía cạnh CP khác nhau về vấn đề mơi trường có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức; cịn thơng tin hiện vật phản ánh những kết quả thực hiện để đảm bảo tuân thủ các quy định cụ thể (Schaltegger & Burritt, 2000; Burritt & Saka, 2006). Thông qua việc cung cấp thông tin CPMT, báo cáo CPMT giúp nhà quản trị kiểm soát CPMT và PT hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn, từ đó hỗ trợ nhà quản trị trong việc ra các quyết định nhằm tiết kiệm CP và nâng cao hiệu quả môi trường (Chang, 2007). Mặt khác, báo cáo CPMT cịn là cơng cụ để DN thực hiện các trách nhiệm XH bằng việc cung cấp các dữ liệu về tác động môi trường phản ánh thông qua thông tin về CPMT.
Hệ thống báo cáo CPMT được XD vừa thể hiện được tính vật lý của các thơng tin, vừa thể hiện được định lượng của chúng trong mối liên quan với các thơng tin kế tốn khác của DN. Báo cáo được lập định kỳ tháng/quý/năm hoặc bất kỳ theo yêu cầu của nhà quản trị. Theo đó, khn mẫu hệ thống báo cáo CPMT trong DN được XD bao gồm các loại báo cáo như sau:
- Theo đối tượng nhận báo cáo, báo cáo CPMT gồm 2 loại: (1) Báo cáo công bố ra bên ngồi (báo cáo tài chính) được lập nhằm cung cấp các thơng tin về CPMT ở cả góc độ hiện vật và tiền tệ cho các cơ quan quản lý, cơ quan mơi trường bên ngồi DN; (2) Báo cáo CPMT phục vụ công tác quản lý nội bộ (báo cáo quản trị) được lập nhằm giúp các nhà quản trị có được thơng tin cần thiết, hữu ích để kiểm sốt CPMT và phục vụ cho việc ra quyết định KD (Phạm Đức Hiếu & Trần Thị Hồng Mai, 2012).
- Theo phạm vi phát sinh CP, báo cáo CPMT gồm 2 loại: (1) Báo cáo CPMT theo bộ phận cung cấp thông tin CPMT theo địa điểm phát sinh CP; (2) Báo cáo CPMT theo hoạt động cung cấp thông tin CPMT theo các hoạt động phát sinh CPMT (Hồng Thị Bích Ngọc, 2017).
- Theo thơng tin CP, báo cáo CPMT gồm: (1) Báo cáo CPMT theo thước đo hiện vật được lập trên cơ sở cân bằng vật liệu; (2) Báo cáo CPMT theo đơn vị tiền tệ cung cấp thông tin về giá trị CPMT phát sinh trong DN (Nguyễn Thị Nga, 2017)
- Theo mục đích thơng tin, báo cáo CPMT gồm: (1) Báo cáo CPMT dự toán nhằm tổng hợp và cung cấp thơng tin dự tốn CPMT; (2) Báo cáo CPMT thực hiện nhằm cung cấp tình hình thực hiện CPMT trong kỳ kế tốn.