Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng KTQT CP môi trường tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết (Trang 60 - 62)

- Đối với nội dung nghiên cứu thực trạng ECMA tại các DN, từ kết quả

2.2. Nghiên cứu định lượng

2.2.1. Mô tả phương pháp SD

Tác giả SD phương pháp điều tra khảo sát thơng qua bảng hỏi có cấu trúc. Nghiên cứu định lượng được SD với các mục đích: thống kê mơ tả thực trạng ECMA; kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và XD mơ hình hồi quy tuyến tính về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA tại Tổng công ty giấy VN và các công ty liên kết.

Bảng hỏi điều tra

Bảng hỏi điều tra được XD với các câu hỏi có nội dung khác nhau nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu, trong đó các câu hỏi được chia làm 3 phần.

- Phần 1 đề cập đến các thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát và các thông tin chung của DN;

- Phần 2 đưa ra câu hỏi nhằm xác định các nội dung thực trạng ECMA tại các DN khảo sát, với các nội dung: nhận diện và phân loại CPMT (thang đo 3 mức độ); xác định CPMT; XD định mức và lập dự tốn CPMT; cung cấp và phân tích thơng tin CPMT. Các nội dung này, tác giả SD thang đo Likert 5 mức độ (từ Hoàn tồn khơng đồng ý đến Hồn toàn đồng ý).

- Phần 3 gồm các câu hỏi đo lường nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA tại các DN khảo sát, trong đó đánh giá vận dụng ECMA được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ (từ Hồn tồn khơng áp dụng đến Hoàn toàn áp dụng); các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA được đo lường theo thang Likert 5 mức độ (từ Hồn tồn khơng đồng ý đến Hồn tồn đồng ý).

Tác giả XD 2 mẫu bảng hỏi điều tra cho 2 nhóm đối tượng phù hợp với mục đích của nghiên cứu định lượng đã đề ra, cụ thể: đối với nhóm đối tượng khảo sát là bộ phận kế toán, bao gồm kế toán trưởng, phụ trách kế toán và nhân viên kế toán,

mẫu bảng hỏi được XD gồm cả 3 phần, dùng cho cả mục đích thống kê mơ tả thực trạng ECMA và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA (Mẫu 1 - phụ lục 2.4); đối với cho nhóm đối tượng là nhà quản trị và các đối tượng liên quan khác như bộ phận kĩ thuật SX, bộ phận quản lý môi trường, mẫu bảng hỏi được XD gồm 2 phần 1 và 3, dùng cho mục đích kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và XD mơ hình hồi quy tuyến tính về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng ECMA (Mẫu 2 - Phụ lục 2.5).

Cách thức điều tra

Mẫu phiếu khảo sát được gửi đến lần đầu bằng hình thức trực tiếp đến các đối tượng được phỏng vấn sau khi kết thúc phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin ban đầu và tìm hiểu rõ hơn về việc liệu các đối tượng khảo sát đã thực sự nắm rõ vấn đề cần trả lời trong phiếu điều tra hay chưa. Sau khi trao đổi lần đầu, tác giả bổ sung thêm nội dung mô tả rõ hơn về một số khái niệm mang tình hàn lâm hoặc tổng qt như: Tính khơng chắc chắn của mơi trường; Các hoạt động môi trường của công ty. Sau khi điều chỉnh bảng hỏi, tác giả tiến hành điều tra khảo sát mẫu rộng.

Phiếu điều tra khảo sát được gửi đến các đối tượng khảo sát trong giai đoạn từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2020. Tác giả thường liên hệ qua điện thoại trong trường hợp được Tổng công ty giấy VN giới thiệu xuống, hoặc qua email bộ phận văn phòng của từng đơn vị để gửi các phiếu khảo sát và thu thập các câu trả lời. Quá trình thu tập phiếu điều tra được thực hiện bằng hai cách:

Cách 1: Gửi trực tiếp đến các nhà quản lý, các đối tượng khảo sát tại các DN và tiến hành thu lại sau khi hoàn thành.

Cách 2: Phiếu khảo sát được gửi qua đường email thông qua công cụ biểu mẫu của Google kèm theo file pdf của mẫu phiếu. Một số trường hợp, tác giả gửi phiếu khảo sát bản cứng qua đường bưu điện và liên hệ qua điện thoại để thu thập các câu trả lời.

Chọn mẫu khảo sát

- Mẫu nghiên cứu: Từ nguồn của Tổng công ty giấy VN cung cấp, tác giả xác

định mẫu khảo sát gồm 15 DN SX, KD giấy (phụ lục 2.6). Theo đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức cơng tác kế tốn, mẫu nghiên cứu phân thành 2 nhóm chính: Nhóm Tổng cơng ty và các đơn vị hạch tốn phụ thuộc, báo sổ gồm 4 nhà máy SX giấy, nguyên liệu SX giấy và SX phụ trợ; công ty giấy Tissue Sông Đuống, 3 chi nhánh của Tổng công ty tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh; Nhóm cơng ty con và công ty liên kết gồm 10 DN phân bố cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, trong đó

Cơng ty cổ phần tập đồn Tân Mai có 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, 3 xí nghiệp và 1 nhà máy giấy ở Đồng Nai. Theo đặc điểm SX KD, tác giả phân các DN thành 2 nhóm chính: nhóm các cơng ty chỉ có hoạt động SX, tiêu thụ giấy gồm 4 DN và nhóm các cơng ty có chu trình SX khép kín từ khâu trồng rừng đến khâu cuối SX, tiêu thụ giấy gồm 11 DN, đơn vị trực thuộc.

- Quy mơ mẫu nghiên cứu: Kích thước mẫu (cỡ mẫu) của nghiên cứu càng lớn,

sai số trong các ước lượng sẽ càng thấp, khả năng đại diện cho tổng thể càng cao (Nguyễn Văn Thắng, 2013). Việc xác định kích cỡ mẫu có thể SD 1 trong 2 cơng thức: theo phân tích nhân tố khám phá EFA hoặc theo phân tích hồi quy đa biến. Theo phân tích nhân tố khám phá EFA, Hair & cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần, có thể gấp 10 lần tổng số biến quan sát. Theo cách tính này, số quan sát cần thiết theo tỷ lệ 10:1 là N = 10 x 14 = 140 quan sát. Theo phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là N = 50 + 8 x m (m: số biến độc lập) (Green, 1991, trích dẫn trong Hair & cộng sự, 2010). Theo cách tính này, số quan sát cần thiết là N = 50 + 8 x 4 = 82 quan sát. Tác giả gửi đi 190 phiếu như vậy đảm bảo yêu cầu về quy mơ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố và phân tích hồi quy, trong đó:

+ Mẫu phiếu dành cho đối tượng là người làm kế toán (Mẫu 1) gửi đi 90 phiếu; trung bình mỗi cơng ty, đơn vị gửi 6 phiếu.

+ Mẫu phiếu dành cho đối tượng là nhà quản trị và các đối tượng liên quan khác (Mẫu 2) gửi đi 105 phiếu, trung bình mỗi cơng ty, đơn vị gửi 7 phiếu.

- Đối tượng khảo sát: tác giả gửi phiếu khảo sát tập trung vào 3 đối tượng

chính: nhà quản trị DN; phụ trách hoặc nhân viên kế toán chuyên trách về KTQT; phụ trách hoặc giám sát SX, bộ phận kĩ thuật, môi trường.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng KTQT CP môi trường tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w