Đặc điểm hoạt động có ảnh hưởng đến KTQTCP môi trường tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng KTQT CP môi trường tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết (Trang 72 - 78)

- XD định mức và lập dự toán CPMT

9 Có XD chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

3.1.2. Đặc điểm hoạt động có ảnh hưởng đến KTQTCP môi trường tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết

Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết

3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Tổng công ty Giấy Việt và các cơng ty liên kết

Theo hình thức sở hữu, Tổng cơng ty Giấy VN và các công ty liên kết tồn tại 2 loại hình DN là cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (Tổng công ty Giấy VN bao gồm Công ty giấy tissue Sơng Đuống hạch tốn phụ thuộc, Cơng ty TNHH MTV nguyên liệu giấy Miền Nam) và công ty cổ phần (các công ty SX giấy cịn lại như: CTCP giấy BBP, CTCP tập đồn Tân Mai, CTCP Tân Mai Tây Nguyên, CTCP Tân Mai miền Trung…). Tổ chức phân cấp quản lý của các DN được thực hiện theo mơ hình trực tuyến chức năng, mỗi bộ phận sẽ được phân công và phân cấp chuyên

môn cũng như quản lý theo chức năng của mình. Theo điều lệ hoạt động của Tổng công ty và các công ty liên kết, đại diện chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại công ty TNHH là Hội đồng thành viên; tại công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị. Các hoạt động của Tổng công ty và các công ty sẽ do Kiểm sốt viên (đối với cơng ty TNHH) hoặc Ban kiểm sốt (đối với cơng ty cổ phần) thực hiện. Tổng giám đốc/Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty hoặc công ty theo các mục tiêu, kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc giúp Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành Tổng công ty hoặc công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Bộ máy giúp việc của Tổng công ty và cơng ty bao gồm: Văn phịng, các phịng, ban chun mơn nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng công ty và công ty theo chuyên môn nghiệp vụ được quy định theo quy chế quản lý nội bộ tại từng đơn vị. Cơ cấu tổ chức quản lý điển hình tại cơng ty TNHH và cơng ty cổ phần được trình bày tại phụ lục 3.1, 3.2 và 3.3.

Về cơ bản, đặc điểm tổ chức quản lý tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết được phân cấp và chun mơn hóa một cách rõ ràng, giữa các bộ phận chức năng có sự phân cơng về trách nhiệm cụ thể, có quy chế điều hành, quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty hoặc công ty; là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu vận dụng ECMA tại Tổng công ty và các công ty liên kết do việc nghiên cứu vận dụng ECMA cần sự kết hợp và hỗ trợ từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau.

3.1.2.2. Đặc điểm tổ chức SX tại Tổng công ty Giấy Việt và các công ty liên kết

Do đặc thù về vị trí địa lý và chiến lược PT khác nhau dẫn đến đặc điểm tổ chức SX tại Tổng công ty Giấy VN và các cơng ty liên kết có sự khác nhau. Các cơng ty có quy mô SX lớn như Tổng công ty Giấy VN và Cơng ty CP Tập đồn Tân Mai thực hiện chu trình SX khép kín từ khâu trồng rừng đến khâu cuối SX giấy thành phẩm. Đây là những DN điển hình đã đầu tư công nghệ SX tái chế giấy loại trên dây truyền SX bột giấy khử mực góp phần bảo vệ rừng, tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Một số công ty chỉ thực hiện khâu SX ra giấy thành phẩm như: Công ty Giấy tissue Sông Đuống, CTCP Giấy BBP, CTCP Tân Mai miền Trung, CTCP Tân Mai Tây Ngun.

Nhìn chung, tổ chức SX KD tại Tổng cơng ty Giấy VN và các công ty liên kết về cơ bản được phân thành 2 khối: Khối các phòng/ban và Khối SX. Khối SX được phân chia thành 2 bộ phận cơ bản là: bộ phận SX và bộ phận phụ trợ. Trong đó, bộ phận SX là bộ phận quan trọng nhất, là nơi trực tiếp SX giấy thành phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm vị trí địa lý, quy mơ và chiến lược PT của đơn vị mà bộ phận SX có thể được phân chia thành các nhà máy, công ty hoặc phân xưởng SX khác nhau. Tại Tổng công ty Giấy VN, hoạt động SX giấy được tổ chức thực hiện tại Nhà máy giấy và Công ty Giấy tissue Sông Đuống, trong đó nhà máy và cơng ty được tổ chức thành các phân xưởng SX với các chức năng cụ thể (Phụ lục 3.6). Tại Cơng ty CP Tập đồn Tân Mai, hoạt động SX giấy được thực hiện tại 2 nhà máy giấy: Tân Mai và Bình An với các phân xưởng xeo phục vụ cho SX các loại giấy thành phẩm khác nhau (Phụ lục 3.6). Hoạt động SX giấy chịu sự giám sát về kỹ thuật, chất lượng, an toàn nhằm đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại giấy thành phẩm. Do vậy, Tổng công ty và các cơng ty liên kết đều có tổ chức bộ phận tham mưu quản lý kỹ thuật, an tồn, mơi trường, PT lâm nghiệp thuộc Khối phòng/ban.

Với đặc điểm tổ chức SX như trên, việc nghiên cứu vận dụng ECMA tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết tập trung vào khối SX giấy sẽ thuận tiện và đáp ứng được các nội dung của ECMA trong việc thu thập, xử lý và phân tích thơng tin CPMT dưới cả thước đo tiền tệ và hiện vật.

3.1.2.3. Đặc điểm quy trình cơng nghệ SX giấy tại Tổng cơng ty Giấy Việt và các công ty liên kết

Tại Tổng công ty Giấy VN và các cơng ty liên kết, ngun vật liệu chính được SD để SX giấy bao gồm: gỗ (gỗ cứng và gỗ mềm) và phi gỗ (từ các loại tre, nứa, các phế phẩm SX công – nông nghiệp như rơm, rạ, bã mía…); giấy loại (giấy đã qua SD) và bột giấy. Mỗi nguồn nguyên liệu sẽ có những đặc điểm và ưu nhược điểm khác nhau có ảnh hưởng đến quy trình cơng nghệ SX giấy và các tác động đến môi trường. Cụ thể:

- Nguyên liệu gỗ (gỗ cứng và gỗ mềm): là nguồn nguyên liệu quan trọng trong SX giấy dùng SX các loại giấy in – viết có yêu cầu chất lượng cao về độ bền và dai. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này là hữu hạn và đòi hỏi các DN cần có kế hoạch tái tạo song song với quá trình khai thác. Mặt khác, SX giấy SD nguyên liệu gỗ cần qua công đoạn sơ chế thải nhiều bụi, mùn cưa, vỏ cây… gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường khơng khí.

- Nguyên liệu phi gỗ được xem là nguồn nguyên liệu dễ tái tạo, giá thành rẻ hơn so với nguyên liệu gỗ. Tuy nhiên, chất lượng giấy sẽ ít dai, do vậy thường phải có thêm các hóa chất phụ trợ để tăng độ bền và độ dai cho giấy thành phẩm dẫn đến trong q trình SX giấy cần có cơng nghiệp phụ trợ SX hóa chất, chất thải ra mơi trường khơng khí và nước chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại.

- Nguyên liệu giấy loại hiện nay đang ngày càng được SD nhiều hơn cho SX giấy với những ưu điểm như: tiết kiệm được CP SX, nguồn cung ln đảm bảo ổn định và ít có tác động đến mơi trường hơn so với bột giấy SX từ các nguyên liệu gỗ và phi gỗ. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn nguyên liệu này là bột giấy tái chế có chất lượng kém hơn so với bột giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, do vậy không thể làm nguyên liệu để SX các loại SP chất lượng cao yêu cầu về độ bền và độ dai lớn.

- Nguyên liệu bột giấy được SD chủ yếu trong SX giấy tissue, kết hợp bột giấy từ 2 loại là gỗ cứng và gỗ mềm và thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu phi gỗ trong SX giấy in – viết, giấy in – báo. SD bột giấy trong SX giấy giúp các DN giảm bớt các tác động môi trường trong công đoạn sơ chế, tuy nhiên quá trình SX thải một lượng lớn nguồn nước và bụi giấy ra môi trường.

Đặc điểm quy trình cơng nghệ SX giấy tại Tổng cơng ty Giấy VN và các công ty liên kết được khái quát trong bảng 3.1 như sau:”

Bảng 3.1. Khái quát đặc điểm quy trình cơng nghệ SX giấy

DN điển hình Giấy thànhphẩm Cơng nghệ SX nguyên liệuNguồn SX phụ trợ Ảnh hưởng đến môitrường

Tổng công ty Giấy VN Giấy in – viết Công nghệ Kraft là công nghệ nấu bột bằng kiềm (Phụ lục 3.7)

- Nguyên liệu nguyên thủy: gỗ, tre, nứa để SX bột BP (tỷ trọng 80-90%) - Bột ngoại nhập - Giấy loại - Hệ thống chưng bốc dịch đen và lị hơi thu hồi hóa chất; - SX điện – hơi nước - SX hóa chất phụ trợ

- SX nước sạch

- Nước thải trong quá trình nấu bột

- Dịch đen

- Bụi, khí thải từ lị hơi thu hồi - Chất thải rắn: xỉ than, tro thải… Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai Giấy in - báo Công nghệ CTMP SD năng lượng cơ nhiệt để tạo bột thường áp dụng SX báo in (Phụ lục 3.8)

- Giấy loại để SX bột giấy vụn tái chế DIP - Nguyên liệu nguyên thủy: gỗ - Bột giấy ngoại nhập - Hệ thống thu hồi hóa chất và nhiệt thải - SX hóa chất phụ trợ - Dịch tẩy trắng chứa nhiều hóa chất tẩy và COD

- Nước thải

- Các loại dịch ngưng từ lò nấu, lị đốt thu hồi và dịch đen chảy tràn

Cơng ty Giấy tissue Sông Đuống

Giấy tissue Công nghệ máy xeo giấy tissue PM6 - kiểu Prime Line COMPACT (Phụ lục 3.9) - Bột giấy nhập ngoại - Bột DIP từ nhà máy giấy Bãi Bằng (70% gỗ cứng, 30% gỗ mềm)

Khơng có - Nước thải SX

- Chất thải rắn như giấy hỏng, giấy loại (có thể dùng để tái chế)

- Bụi giấy

“Có thể thấy rằng quy trình cơng nghệ SX giấy tại các cơng ty là một q trình diễn ra liên tục, qua nhiều giai đoạn và phải trải qua các phân xưởng khác nhau, mỗi phân xưởng SX thực hiện theo quy trình cơng nghệ nhất định. Tính chất chung của quy trình cơng nghệ SX giấy là phức tạp, chế biến liên tục với khối lượng SX lớn. Tùy thuộc vào loại giấy thành phẩm mà quy trình cơng nghệ SX sẽ có điểm khác nhau về ngun liệu SD, quy trình SX, các hóa chất phụ trợ và ảnh hưởng, tác động đến môi trường. Tổng công ty Giấy VN và các cơng ty liên kết có SP giấy thành phẩm đa dạng chủng loại, kích thước và màu sắc, có thể kể đến 3 nhóm chính gồm giấy in – viết, giấy tissue, giấy in – báo.

3.1.2.4. Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng công ty Giấy Việt và các công ty liên kết

Về đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, với đặc thù SX và tổ chức quản lý với mơ

hình phức tạp như trên, để đảm bảo hoạt động tài chính kế tốn được hiệu quả, bộ máy kế tốn tại Tổng cơng ty và các cơng ty liên kết được tổ chức theo hai mơ hình: mơ hình tổ chức kế tốn tập trung được áp dụng với các DN, đơn vị hạch tốn độc lập, cơng ty con, cơng ty liên kết; và mơ hình tổ chức kế tốn vừa tập trung, vừa phân tán đối với Tổng cơng ty Giấy VN, Cơng ty CP Tập đồn Tân Mai.

Tại Tổng công ty – công ty mẹ, bộ máy kế toán gồm 17 người được tổ chức gồm 1 Trưởng phịng và 3 Phó Trưởng phịng) được chia làm 3 tổ: Tổ kế tốn XD cơ bản: có nhiệm vụ theo dõi quản lý hạch toán kế toán XD cơ bản của công ty mẹ; quản lý, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình XD cơ bản của các cơng ty con; Tổ kế tốn tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp hạch tốn tồn bộ kết quả SX KD của công ty mẹ; chỉ đạo tổng hợp và kiểm tra kết quả SX KD của các công ty con và công ty liên kết; Tổ kế tốn tại văn phịng Tổng cơng ty có nhiệm vụ hạch tốn các nghiệp vụ KT phát sinh của văn phịng cơng ty mẹ (Phụ lục 3.4.).

Các đơn vị hạch tốn phụ thuộc (cơng ty Giấy tissue Sông Đuống, các công ty lâm nghiệp) và đơn vị hạch tốn báo sổ (các nhà máy SX) khơng tổ chức bộ máy kế toán riêng, chứng từ kế toán được gửi về phịng kế tốn của Tổng cơng ty.

Tại Cơng ty cổ phần Tập đồn Tân Mai, phịng kế tốn có tổng số nhân sự là 17 người, đứng đầu là Kế toán trưởng, với 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc, tại các đơn vị

hạch tốn độc lập có tổ chức bộ máy kế tốn riêng, mơ hình tập trung theo hướng tinh gọn, đảm bảo hiệu quả và năng suất lao động thuộc khối Phịng/Ban (Phụ lục 3.5).

Về chính sách kế tốn áp dụng, Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết

đều áp dụng chế độ kế tốn DN ban hành tại Thơng tư số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 53/2016/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Các DN tuân thủ Chuẩn mực kế toán VN và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực trong việc lập và trình bày các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất. Báo cáo tài chính được trình bày theo ngun tắc giả gốc và đáp ứng giả định hoạt động liên tục; được lập trên cơ sở tổng hợp các nghiệp vụ, giao dịch phát sinh và được ghi sổ kế toán tại các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, tại Văn phịng Tổng cơng ty/Cơng ty; hợp nhất trên cơ sở loại trừ các giao dịch nội bộ và số dư nội bộ có liên quan đến tài sản, nguồn vốn, cơng nợ phải thu và phải trả nội bộ.

Đánh giá chung, tổ chức cơng tác kế tốn tại Tổng cơng ty và các công ty liên kết đã tạo lập được mối quan hệ chỉ đạo; quản lý và các mối quan hệ phối kết hợp (ghi chép, cung cấp số liệu, kiểm tra đối chiếu…) giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán. Chế độ kế toán tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Điều này tạo thuận lợi cho q trình nghiên cứu vận dụng ECMA tại Tổng cơng ty Giấy VN và các công ty liên kết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vận dụng KTQT CP môi trường tại Tổng công ty Giấy VN và các công ty liên kết (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w