Thống kê các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp lâm sinh phục hồi tài nguyên rừng khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 29)

Nhƣ vậy, ta có thể tổng kết ở Việt Nam hiện nay có một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chính cho phục hồi rừng là:

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ xung

Đây là một giải pháp sử dụng triệt để khả năng diễn thế tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp khoán bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ xung khi cần thiết. Phạm vi áp dụng đƣợc cho cả ba loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất. Đặc biệt, đã xác định rõ địa bàn áp dụng là nơi đã có quy hoạch sử dụng đất chính thức và đã có chủ thực sự.

Kỹ thuật làm giàu rừng

Làm giàu rừng đƣợc hiểu là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải thiện tỷ lệ cây mục đích ở rừng nghèo mà không loại bỏ thảm rừng cũ và các cây non mục đích có sẵn (Phạm Xuân Hoàn 2003). Mục đích của làm giàu rừng là tạo ra một lâm phần mới với cây trồng làm giàu chiếm ƣu thế đƣợc trồng hỗn giao với các loài cây có giá trị kinh tế có sẵn trong thảm rừng cũ. Đối tƣợng của làm giàu rừng là rừng nghèo kiệt thuộc trạng thái IIIA1, có cấu trúc bị phá vỡ hoàn toàn; số lƣợng cây tái sinh mục đích không bảo đảm về số và chất lƣợng. Biện pháp kỹ thuật bao gồm: làm giàu rừng theo rạch và làm giàu rừng theo đám.

Cải tạo rừng

Cải tạo rừng là việc thay thế thảm thực vật gốc bằng một thảm thực vật hoàn toàn mới có năng suất và chất lƣợng cao hơn thảm thực vật gốc. Cũng tƣơng tự nhƣ làm giàu rừng, cải tạo rừng có thể dựa vào thảm thực vật cũ để điều chỉnh ánh sáng cho cây trồng và cũng có thể để lại các cây có giá trị kinh tế của thảm rừng cũ. Tuy nhiên điểm khác nhau ở đây là cƣờng độ và sự khác biệt giữa thảm thực vật rừng mới với thảm thực vật cũ. Trong làm giàu rừng thảm thực vật chỉ đƣợc bổ xung thêm các loài có giá trị

Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin

kinh tế, trong khi đó thì cải tạo rừng hầu nhƣ thay thế hoàn toàn thảm thực vật rừng cũ. Trong nhiều trƣờng hợp cải tạo rừng còn đồng nghĩa với việc trồng rừng mới sau khi khai thác thảm rừng cũ.

Đối tƣợng của cải tạo rừng bao gồm các diện tích rừng nghèo kiệt thuộc kiểu rừng và trạng thái rừng, tiềm năng tái sinh thấp, cây gỗ có chất lƣợng kém. Có những khoảng trống lớn trong rừng.

Khai thác đảm bảo tái sinh

Bản chất của việc khai thác rừng là lấy ra khỏi rừng những thế hệ cây già cỗi bắt chƣớc quá trình chết đi tự nhiên để tác động sớm hơn nhằm tận dụng gỗ và tạo điều kiện cho thế hệ cây tái sinh phát triển. Vận dụng triệt để quy luật này quy chế khai thác gỗ và lâm sản đƣợc ra đời theo quyết định số 02/1999 và bổ xung lại sửa đổi lại theo quyết định 40/2005. Quy chế quy định từng đối tƣợng rừng khai thác ứng với từng luân kỳ khai thác và cƣờng độ khai thác kèm theo đó là cấp kính khai thác tối thiểu tùy theo từng đối tƣợng kinh doanh rừng.

Thảo luận

Tính đa dạng và phong phú của các điều kiện lập địa và các trạng thái rừng nghèo kiệt của Việt Nam là căn cứ để đề xuất một cách tiếp cận phục hồi rừng. Sự phân hóa về khí hậu, các kiểu thảm thực vật hiện tại và các vùng đầu nguồn cho phép phân chia rừng của Việt Nam thành các vùng sinh thái lâm nghiệp khác nhau, trong mỗi vùng cần có những hệ thống biện pháp phục hồi khác nhau. Ngoài những căn cứ trên trong thực tiễn cần phải chú ý tới đặc điểm kinh tế xã hội của vùng, mỗi hệ thống biện pháp đều phải tƣơng thích với đặc điểm kinh tế xã hội để gắn chặt việc phục hồi rừng với mục tiêu phát triển của từng địa phƣơng. Điều này cho thấy cần phải có những chính sách linh hoạt tạo điều kiện cho việc thực hiện phục hồi rừng.

Bên cạnh đó cũng cần phải có những cơ chế khai thác rừng một cách bền vững sử dụng tối đa tiềm năng giá trị của rừng. Cần có những nghiên cứu về Quản lý sử dụng

Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin

rừng bám chặt theo các quy luật sinh thái, cần kiểm soát đƣợc đầu ra đầu vào của hệ sinh thái rừng, nhằm tạo lập và duy trì trạng thái cân bằng động của hệ sinh thái rừng.

Phú Thọ mặc dù có diện tích rừng tự nhiên khá lớn nhƣng rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi tài nguyên rừng khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ”. Sẽ là một phần bổ sung thông tin nhằm có đƣợc các giải pháp tốt nhất việc nâng cao chất lƣợng rừng và duy trì hệ sinh thái rừng ở Phú Thọ nói chung và ở khu di tích lịch sử đền Hùng nói riêng.

Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin

CHƢƠNG II

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp lâm sinh phục hồi tài nguyên rừng khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ (Trang 29)