Đặc điểm ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 36)

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠNG NGHIỆP ÔTÔ

2. Đặc điểm ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

- Nền công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời trong khi nền công nghiệp ô tô trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt 1 số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Đức…Xuất phát điểm thấp và chậm hơn rất nhiều so với sự phát triển chung của thế giới đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô nước ta quá lạc hậu và kém xa về trình độ cơng nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Con đường để nước ta đạt đến trình độ phát triển cao để có thể bước ra trường quốc tế cịn rất dài, rất xa và đầy cam go, thử thách.

- Nền cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam được hình thành từ nền cơng nghiệp cơ khí lạc hậu nên các trang thiết bị máy móc để lại đều đã quá cũ và lỗi thời lạc hậu so với thời kỳ mới, trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân nhìn chung cịn q nhỏ bé, đội ngũ lao động thực thụ được đào tạo trong ngành công nghiệp ô tơ cịn q mỏng và hạn chế, còn thiếu và chất lượng chưa cao nên khó đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Bên cạnh đó nền tảng của các doanh nghiệp ôtô trong nước là những doanh nghiệp cơ khí lớn trước kia làm cơng việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng cao năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo hướng chun mơn hố một số chủng loại xe (xe tải, xe khách, xe chuyên dùng) với dây chuyền sản xuất đơn giản là gò, hàn, sơn, lắp ráp... thiếu sự hợp tác lẫn nhau. Trang thiết bị phần lớn lạc hậu. Trừ một vài doanh nghiệp có đầu tư lớn như Xn Kiên, Trường Hải... cịn lại tổng giá trị tài sản mỗi doanh nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng.

- Các doanh nghiệp còn cạnh tranh lộn xộn, chưa thực sự có quy củ và chuyên nghiệp. Do thị trường kinh doanh chưa đủ lớn do đó chưa thực sự là sân chơi tiềm năng cho các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp FDI ôtô, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng, cịn lại đều có thể tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Các doanh nghiệp này đại diện cho những nhà sản xuất lớn với bí quyết cơng nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp với nhau mà cạnh tranh thiếu lành mạnh và công bằng.

- Sản xuất ô tơ của Việt Nam cịn chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả…chưa có hệ thống các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất ô tô, ngành công nghiệp phụ trợ cũng chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hóa cịn q thấp. Thực tế cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam cịn phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu, phụ tùng, sản xuất các sản phẩm cần nhiều lao động, các doanh nghiệp ô tô Việt Nam chỉ làm việc lắp ráp ô tô chủ yếu từ nguồn linh kiện nhập khẩu, chứ chưa hề chế tạo ô tô. Hầu hết các liên doanh chỉ mới thực hiện phương thức lắp ráp với dây chuyền công nghệ gần giống nhau như hàn lắp khung xe, tẩy rửa sơn... Tỷ lệ nội địa hố của các liên doanh cao nhất khơng quá 25% (Toyota Việt Nam cho biết chiếc xe Vios mới ra mắt cuối tháng 9/2007 có tỷ lệ nội địa hố đạt 25%), thấp nhất là 2%. Việc đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ cũng mới chỉ đáp ứng cho cơng đoạn lắp ráp ơtơ. Ngun nhân chính là do các doanh nghiệp trong nước không đủ niềm tin và ý

thức tích luỹ kỹ năng trong doanh nghiệp như: yêu cầu tính năng nâng cao, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ, tốc độ… Một nguyên nhân nữa là các cán bộ quản lý bậc trung, cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân tay nghề cao đều bị thiếu hụt và khơng ổn định.

Tóm lại, để phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ, Việt Nam cịn rất nhiều khó khăn, cần phải có sự nỗ lực khơng ngừng chúng ta mới có thể hi vọng một tương lai tốt đẹp cho ngành này. Chúng ta cần nhìn vào thực tế yếu kém của ngành để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn. Đi sau khơng có nghĩa là ln ln thua kém và lạc hậu. Chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm của các nước đi trước để có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian và tránh để nước ta trở thành bãi thải công nghệ của thế giới.

3. Vị trí ngành ơ tơ Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã trải qua được hơn 18 năm phát triển, một chặng đường không phải là quá dài nhưng cũng không phải quá ngắn, nhưng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam cịn rất non trẻ và gần như chưa phát triển. Hiện giờ chúng ta còn thiếu rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn công nghiệp. Những tiêu chuẩn chúng ta đạt được lại không đủ để xuất khẩu. Chẳng hạn như động cơ của ta mới đạt được tiêu chuẩn Euro 2 vào tháng 7 năm 2007, trong khi thế giới là Euro 3, Euro 4, châu Âu chuẩn bị lên tiêu chuẩn Euro 5.

Có thể nói cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có được ngành cơng nghiệp ơ tơ theo đúng nghĩa của nó mà cơng nghiệp ơ tô Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp hoàn chỉnh từ những linh phụ kiện được nhập khẩu từ nước ngồi, chưa hề chế tạo ơ tơ. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập chung của tồn cầu thì chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đã ln có những cố gắng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô. Trên bản đồ công nghiệp ô tô khu vực và thế giới, vị trí của Việt Nam cịn rất mờ nhạt. Tính đến năm 2006, sản lượng ô tô do 11 liên doanh FDI sản xuất và lắp ráp ở Việt Nam chỉ chiếm 1% sản lượng của ASEAN và chiếm 0,027% sản lượng ô tô thế giới. Cho đến năm 2009 thì so với các nước trong khu vực Châu Á, Việt Nam còn thua kém về nhiều mặt. Sản lượng ơ tơ của chúng ta cịn rất thấp.

Bảng 2.1.2: Sản lƣợng ô tô các nƣớc trong khu vực Châu Á

( sản lượng: triệu cái)

Năm 2008 Năm 2009 AUSTRALIA 329,556 227,283 CHINA 9,299,180 13,790,994 INDIA 2,332,328 2,632,694 INDONESIA 600,628 464,816 IRAN 1,051,430 752,310 JAPAN 11,575,644 7,934,516 MALAYSIA 530,810 485,191 PAKISTAN 155,973 109,740 PHILIPPINES 54,434 40,650 SOUTH KOREA 3,826,682 3,512,926 TAIWAN 182,974 226,356 THAILAND 1,393,742 968,305 VIETNAM 33,418 25,480

(Nguồn: WORLD MOTOR VEHICLE PRODUCTION BY COUNTRY AND TYPE 2008-2009 OICA correspondents survey)

4. Qui mô thị trƣờng

Thị trƣờng nội địa: Trong những năm 80, thị trường xe hơi Việt Nam gần

như bị các nhà đầu tư nước ngoài lãng quên. Hơn 10 năm trở lại đây, thị trường này đã thực sự sôi động trở lại bởi sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ đã liên tục tung ra nhiều chủng loại xe với kiểu dáng hấp dẫn, tiện nghi, chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong nước và nước ngoài. Chúng ta đều thấy rằng xe hơi ngày càng thâm nhập vào đời sống kinh tế xã hội của toàn cầu, Việt Nam

chúng ta cũng khơng nằm ngồi xu thế này. Tuy nhiên thị trường ô tô nước ta được đánh giá là sơ khai, có những đặc thù rất riêng biệt và tất nhiên thiếu vắng những cơ cấu vận hành hồn hảo. Tìm hiểu thị trường nội địa hồn tồn khơng đơn giản và việc khai thác thị trường này là không dễ dàng. Cho tới nay các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa xác định rõ được đường hướng chiến lược sẽ ơ tơ hóa hay hạn chế ô tô, cân nhắc giữa đẩy mạnh sản xuất ô tô như một động lực của ngành công nghiệp nặng hay kiềm chế sự bùng nổ ô tô như một tác nhân gây mất cân bằng xã hội. Trong thị trường ô tô sơ khai và bấp bênh hiện nay, khi các chính sách quy chế liên tục thay đổi và bổ sung, các nhà sản xuất bắt buộc phải giữ độ an toàn cao về giá, dè dặt trong các dự án đầu tư thích đáng cho các dịch vụ đi kèm và hậu mãi, chứ chưa nói đến các thử nghiệm tiên tiến về kỹ thuật, an tồn và mơi trường.

Mặt khác, tuyệt đại sản phẩm đầu ra đều được nhắm vào tiêu thụ nội địa, mà thị trường ơ tơ Việt Nam cịn rất nhỏ bé nên trong những năm qua các doanh nghiệp chuyên lắp ráp ô tô chỉ tiêu thụ được khoảng 30.000-50.000 xe/năm, luôn đạt dưới 2/3 công suất thiết kế (tùy theo từng thời điểm). Cả năm 2007 tất cả các doanh nghiệp thuộc VAMA tiêu thụ được 80.501 xe, trong đó có 23.007 xe dân dụng. Năm 2008 số xe tiêu thụ là 108.402 xe, trong đó có 26.333 xe dân dụng. Tính chung cả năm 2009, các doanh nghiệp thành viên đã bán ra được 119.460 xe, tăng 7% so với năm trước. Trong đó, xe du lịch đạt 34.656 xe, tăng 47%; phân khúc xe 2 cầu/xe đa dụng đạt 28.067 xe, tăng 3% và xe thương mại đạt 56.737 xe, giảm 7% so với năm ngoái. Đứng đầu về tổng lượng xe bán ra trong năm qua vẫn là Công ty Toyota Việt Nam với việc bán ra được 30.110 xe; tiếp đến là Công ty Trường Hải 21.617 xe; Vinamotor 15.284 xe; GM Daewoo bán được 14.200 xe. Theo nhận định của VAMA, do tác động của suy giảm kinh tế và thắt chặt cho vay tiêu dùng từ ngân hàng nên những tháng đầu năm 2009 lượng xe bán ra của các doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 60% so với năm trước. Tình hình tiêu thụ những tháng đầu năm 2010 cũng khơng có nhiều thuận lợi do thuế của chúng ta lại thay đổi chóng mặt.

Bảng 2.1.3: Số lƣợng xe mới tiêu thụ của các thành viên VAMA năm 2009 và quí I/2010 Loại xe hạng Xe du lịch Xe đa dụng MPV Xe việt dã SUV Xe Minibus, Bus Xe tải, Pick-up & Van Tổng 1/2009 1258 904 451 284 955 3852 2/2009 1086 1565 627 489 2904 6671 3/2009 1420 2048 2154 1156 4178 11316 4/2009 2281 512 413 721 3784 7711 5/2009 2496 860 625 636 4144 8761 6/2009 2651 877 639 649 4883 9699 7/2009 3191 994 1316 788 4550 10839 8/2009 3.528 848 1.439 627 4.113 10.555 9/2009 3.498 971 1.472 784 4.346 11.071 10/2009 3.866 1.115 1.502 844 4.435 11.762 11/2009 4486 1168 1651 1073 3881 12259 12/2009 5138 1672 2017 1166 5071 15065 01/2010 2172 666 691 438 2909 691 02/2010 1615 574 554 322 1924 5030 03/2010 2713 1133 1098 364 3930 9298

(Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA)

Với việc sử dụng các gói kích cầu của chính phủ cũng như những chính sách thuế ưu đãi thì thị trường ơ tơ trong nước đã nóng trở lại hứu hẹn sự phát triển cho ngành ô tô Việt Nam vào năm 2010 và hi vọng sức nóng cịn kéo dài đến những năm sau. Theo dự báo của Bộ Cơng nghiệp, từ nay đến năm 2020, tính cả xe tải và xe chuyên dùng, nhu cầu tổng cộng sẽ lên đến khoảng 170.000 xe. Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ vào khoảng 100.000 chiếc cho năm 2010 và 200.000 chiếc vào năm 2020, trong đó các loại động cơ từ 100 - 400 mã lực chiếm tới 70% và tỷ lệ sản xuất trong nước đạt 50%. Tương tự là bộ hộp số, cụm truyền

động nhưng tỷ lệ sản xuất trong nước phải đạt 90% vào năm 2010. Có như vậy thị trường ơ tơ Việt Nam mới có thể mở rộng. So với các nước khác trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan… thì cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam phát triển muộn hơn khoảng 30 năm. Tuy nhiên với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, cộng với đời sống của ngừơi dân đang được nâng cao, người dân có nhu cầu và có khả năng chi trả. Việc mua một chiếc xe hơi khơng cịn q khó khăn, hay là mơ ước quá xa vời như 10 năm về trước, một phần nhỏ dân số đã xu hướng chơi xe, sưu tầm xe, trên đường phố Việt Nam đã có mặt những chiếc xe đời mới nhất, sang trọng và hiện đại trên thế giới, điều đó cho thấy nước ta dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô.

Như vậy, với một nước đông dân cộng thêm mật độ xe/người còn rất thấp, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam nói riêng được cải thiện đáng kể, Việt Nam hứa hẹn là một thị trường tiêu thụ xe hơi khổng lồ và đây là điều chắc chắn trong một tương lai không xa.

- Thị trƣờng ASEAN: Đây rõ ràng là một trong số những thị trường lớn, tiêu biểu của khu vực Châu Á. Là những nước đi sau nhưng nhìn vào tốc độ tiêu thụ trên ta có thể thấy các nước châu Á đang bắt nhịp với tốc độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Thị trường xe của ASEAN tăng liên tục trong 29 năm trở lại đây và thị trường này sẽ tiếp tục tăng từ 7% - 9% từ nay đến năm 2020 so với mức tăng 5% bình qn của thế giới. Các nhà phân tích cho rằng châu Á sẽ là khu vực chứng kiến khả năng phát triển của ngành công nghiệp ôtô, nhất là khi các thị trường như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều đã bão hịa và phát triển trì trệ do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Hiệp hội ASEAN sẽ hưởng lợi từ AEC do bao quát phạm vi rộng lớn hơn trong tự do hóa lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ và lao động lành nghề. Công nghiệp ô tô Việt Nam không nên bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này. Với những đặc điểm về kinh tế, khí hậu, cách tiêu dùng … khá giống nhau thì việc tập trung sản xuất phục vụ thị trường này không phải là một ý kiến tồi. Song để có thể chen chân và có được chỗ đứng thì chúng ta cần phải xây dựng ngành công nghiệp ô tô đảm bảo: Chất lượng cao; Giá thành cạnh tranh; Cung cấp kịp thời, đúng hạn; Công nghệ kỹ thuật hiện đại; Quản lý tiên tiến và hiệu quả.

Biểu đồ 2.1.1: So sánh kích cỡ thị trƣờng ở các nƣớc Châu Á

Nguồn: JETRO Hà Nội

- Thị trƣờng thế giới: Không thể phủ nhận rằng 2009 là một trong những năm tệ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô, không chỉ bởi hai đại gia GM và Chrysler rơi vào tình trạng bảo hộ phá sản, cùng với doanh số toàn cầu sụt giảm kỷ lục. Đã có khơng ít thương hiệu bị khai tử, như Saturn, Pontiac và sẽ có thể là cả Saab. Nhiều đại lý hoạt động lâu năm buộc phải đóng cửa. Minh họa cho điều này, có thể nhìn vào doanh số trung bình của tồn ngành ô tô trong giai đoạn giữa những năm 2000 là 16 triệu chiếc/năm. Nhưng từ năm 2007 đến 2009, doanh số giảm 36,4%, (theo Edmunds). Sự kiện lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô năm 2009 vừa qua là vụ bảo hộ phá sản của hai ―gã khổng lồ Detroit‖ Chrysler và GM. Sau khi ra khỏi tình trạng bảo hộ phá sản, Chrysler có tập đồn Fiat của Ý trở thành cổ đơng chính, cịn GM nằm dưới quyền kiểm sốt của chính phủ Mỹ.

Sau nhiều tháng sa sút, thị trường ô tô thế giới bắt đầu hồi phục từ giữa năm 2009, và xu hướng đó vẫn đang tiếp diễn, nhờ những chương trình kích cầu của các Chính phủ. Niềm hy vọng đã trở lại với thị trường này sau khi General Motors công bố kết quả kinh doanh ơ tơ tồn thế giới q 2/2009, theo đó doanh dố bán trong quý II/2009 tăng 12% so với quý I/2009 (mặc dù vẫn thấp hơn 13% so với cùng quý năm ngối). GM thốt khỏi tình trạng bảo hộ phá sản với khoản nợ chỉ cịn 17 tỷ USD, trong đó có 6,7 tỷ USD nợ chính phủ Mỹ. Sau 11 tháng đầu năm 2009, thị

phần của Hyundai tại Mỹ đã tăng lên 4,3%, so với mức 3,2% cách đó một năm. Thị phần của Kia tăng từ 2,1% lên 3%. Thị phần của Subaru tăng từ 1,4% lên 2,1% sau 11 tháng đầu năm 2009. Ford và Buick cũng gặt hái nhiều thành công trong năm 2009. Doanh số bán lẻ của GM đã tăng 7% trong tháng 12/2009 và doanh số bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)