V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô
2. Hạn chế còn tồn tại
2.1. Tồn tại trong sản xuất:
2.1.4. Tỷ lệ nội địa hóa thấp
Để ngành công nghiệp ôtô phát triển, mấu chốt vẫn là vấn đề nội địa hố. Muốn thế phải có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia sản xuất linh kiện chứ không phải chỉ khoảng 100 doanh nghiệp như hiện nay với những sản phẩm là kính, ghế ngồi, dây điện... là đủ. Hiện nay, các vật liệu như thép tấm thép hình, thép đặc biệt... để làm phụ tùng nội địa hoá, trong nước chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng tương tự, đều khơng có nhà cung cấp. Khi chưa có hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện hùng hậu thì cơng nghiệp ơtơ khó tránh khỏi cảnh lắp ráp giản đơn. Trong giấy phép đầu tư, các liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô đều cam kết sẽ đạt tỷ lệ NĐH ( nội địa hóa) 5% sau 5 năm và đến năm 2005 tỷ lệ NĐH là 25%, năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hóa là là 40-45%. Và theo thông tư 125 ngày 08/02/1995 của Bộ Công nghiệp, tất cả các liên doanh khi nhận giấy phép đầu tư đều cam kết sau 10 năm sẽ đạt tỷ lệ nội địa là 30%. Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu nội địa hố đến năm 2010 cho ơtơ Việt Nam :
Bảng 2.5.2: Tỷ lệ nội địa hóa Tỷ lệ nội địa hoá Tỷ lệ nội địa hoá
của các loại xe 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Xe thông dụng Động cơ Hộp số 40 30 65 45 35 70 50 40 75 55 45 80 85 60 50 90 Xe chuyên dùng 40 45 50 55 60 Xe cao cấp Xe du lịch 20-25 30-35 40-45 Xe buýt cao cấp 20 30 35-40
(Nguồn: Theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ)
Trên thực tế, tính đến nay sau hơn 10 năm bảo hộ, nhưng cho tới đầu năm 2009, các chỉ tiêu đã cam kết như trên đều không đạt được. Theo liên doanh Toyota Việt Nam, xe Inova là dịng xe có tỷ lệ NĐH cao nhất đạt mức 37%. Hãng Honda Việt Nam cũng đã tuyên bố tỷ lệ NĐH của dòng xe Civic đạt mức 23%. Song thực tế thì theo kết quả liểm tra của Bộ Tài chính cơng bố vào tháng 2 năm 2009, sau nhiều năm được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ, 6 liên doanh lắp ráp ơ tơ tại Việt Nam chỉ có một đơn vị duy nhất đạt con số 10% tỷ lệ NĐH đó là Honda Việt Nam. Các doanh nghiệp cịn lại tuy đều đã có thời gian đầu tư tại Việt Nam trên dưới 10 năm nhưng tỷ lệ NĐH đều thấp hơn 10%. Chẳng hạn, Công ty TNHH Ford Việt Nam đến nay mới đạt tỷ lệ NĐH bình quân 2%, thấp hơn rất nhiều so với con số đã đăng ký về tỷ lệ NĐH; Công ty TNHH Việt Nam- Suzuku mới đạt tỷ lệ 3%; công ty ô tô Việt Nam Deawoo và công ty TNHH ô tô Ngôi Sao đạt tỷ lệ NĐH là 4%. Kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính hồn tồn trái ngược với con số tự công bố của các liên doanh ô tô và của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Cơng thương) đưa ra tỷ lệ NĐH trung bình của các liên doanh trên là 20-40%. Trên thực tế đến nay, dây truyền sản xuất lắp ráp ô tô của các liên doanh ô tô chủ yếu vẫn là thủ công, việc đầu tư sản xuất phụ tùng linh kiện trong nước để tăng tỷ lệ NĐH là không đáng kể. Động cơ ơ tơ vẫn phải nhập khẩu hồn toàn. Năm 2010 đã đi qua được 1/3 thời gian, chỉ tiêu sản xuất xe con thông dụng đạt tỷ lệ 50% là điều không thể thực hiện được với các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam. Thực tế đáng buồn đã làm mất lòng tin vào các doanh nghiệp. Với các con số đăng ký và hứu hẹn cao, được hưởng những chính sách ưu đãi của Chính phủ song thành quả đạt được lại vô cùng khiêm tốn khiến chúng ta không khỏi đặt ra câu hỏi lớn cho ngành ô tô Việt Nam: Liệu rằng chúng ta sẽ có được một ngành sản xuất ô tô Made In
Vietnam?