Cơ hội cho sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 80 - 82)

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Cơ hội cho sự phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Việt Nam là một thị trường khổng lồ có thể hấp dẫn nhiều tập đồn ơ tơ quốc tế. Vì: Theo các dự đốn của viện Goldman–Sachs và ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là nước có kinh tế phát triển mạnh nhất vùng Á châu trong giai đoạn từ đây đến năm 2025. Với đà phát triển 7 – 8% mỗi năm, GDP năm 2013 củaViệt Nam sẽ tương đương với GDP của Philippines 2006, và năm 2017 GDP của Việt Nam sẽ tương đương với GDP Thái Lan năm 2006. Năm 2006, số xe của Philippines là 2,5 triệu và Thái Lan có 5,2 triệu. Số xe Việt Nam năm 2007 là 0,7 triệu. Và số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân... Ta có thể so sánh giữa Việt Nam và CHLB Đức như sau: Hai nước có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như nhau (khoảng 86triệu dân), nhưng số lượng ô tô ở Việt Nam là khoảng 670.000 chiếc và 18 triệu xe gắn máy, trong khi đó, ở Đức có 52 triệu ơ tơ và khoảng 7 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ô tô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thơng đâu có ùn tắc hay ơ nhiễm ! Dĩ nhiên việc so sánh giữa một nước đang phát triển như nước ta với một nước phát triển như nước Đức là khập khiễng, nhưng Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, tức là chỉ 10 năm nữa, phải trở thành một nước phát triển. Như vậy, trên lý luận thuần kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam có tiềm năng phát triển gần 2 triệu xe trong 5 năm tới và nếu phát triển hạ tầng cơ sở theo kịp phát triển kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam sẽ lên tới 5 triệu xe trong 10 năm tới

Xem xét doanh số năm 2004: Trung Quốc 50 tỉ USD, ASEAN 10 tỉ USD và Ấn Độ 6,7 tỉ USD; theo dự đoán Ấn Độ sẽ tăng lên 15 tỉ USD vào năm 2015. Ấn Độ và Trung Quốc có chính sách bành trướng mạnh và cuộc cạnh tranh sẽ rất kịch liệt vào khoảng năm 2012 khi Trung Quốc sẽ có thặng dư sản xuất 3 triệu xe và khi

các mẫu xe nhỏ như Tata Nano của Ấn Độ với giá 2.000 USD tung ra khắp thị trường thế giới. Để có chỗ đứng trước hai anh khổng lồ này, các nước thành viên ASEAN cần phải liên hiệp. Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể phát triển một ngành công nghiệp phụ tùng cung cấp cho các cơ sở thiết kế và sản xuất ô tô ASEAN, đặc biệt là cho Thái Lan.

Mặc dù hiện tại những tiềm năng này còn bị hạn chế bởi khả năng phát triển hạ tầng cơ sở. Năm 2005, với 550 USD/đầu người mỗi năm, Việt Nam có trung bình 1 xe cho 156 người. Nhưng theo thống kê quốc tế, những nước có GNP/đầu người ở mức độ từ 500 – 1.000 USD có trung bình 1 xe cho 37 người. Như vậy tiêu thụ ô tô ở Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng. Do vậy Việt Nam có nhiều khả năng để lôi cuốn đầu tư đại quy mơ của các tập đồn quốc tế.

Với kế hoạch sản xuất phụ tùng ở các nước có chi phí sản xuất thấp của các tập đồn Âu – Mỹ và chính sách dùng 80% linh kiện sản xuất tại chỗ để cung cấp cho các cơ sở lắp ráp địa phương, cơng nghiệp phụ tùng có tiềm năng phát triển rất cao tại các nước vùng Á châu.

Nhận định rằng thị trường ASEAN được coi như là vùng đất của các hãng xe Nhật với 73% thị trường. Tỷ số này lên tới 93%, 95% và 82% tại các nước Indonesia, Thái Lan và Philippines. Đây là một lý do mà các tập đoàn Âu – Mỹ chưa tập trung đầu tư vào ASEAN, vì sẽ phải trả giá rất đắt để phá phòng thủ của Nhật, lý do thứ hai là các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Nga hiện đang quan trọng và phát triển nhanh hơn. Nhưng khoảng năm năm nữa, khi Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những nước xuất khẩu ô tô, ASEAN sẽ là một trong những vùng cạnh tranh quan trọng trên thế giới với sự có mặt của tất cả các cường quốc ơ tơ như Âu – Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đây có thể là một cơ hội thuận tiện của Việt Nam nếu từ đây tới đó chúng ta xây dựng được những yếu tố căn bản để phát triển công nghiệp ô tô, vì thị trường Việt Nam, giống như Malaysia, tương đối độc lập với các hãng Nhật (Nhật chỉ nắm 46% thị phần Việt Nam và 31% ở Malaysia). Việt Nam và Malaysia có thể là những nơi để các tập đoàn Âu Mỹ chọn để nhảy vào ASEAN. Volkswagen và Peugeot đã thương lượng với Proton của Malaysia để hợp tác phát triển, thương lượng khơng thành vì những địi hỏi của Chính phủ Malaysia cịn quá cao đối với các hãng này. Với một thị trường có tiềm năng rất cao và nếu có một kế hoạch tổng thể nhiều tham vọng, Việt Nam cũng có thể hấp dẫn một hay hai tập đoàn thực sự đầu tư để xây dựng

một nền công nghiệp ô tô làm đầu cầu ở vùng ASEAN. Sự phát triển của hai ngành công nghiệp phụ tùng và lắp ráp ô tô không thể tách rời mà phải tiến hành song song. Công nghiệp lắp ráp ô tô kéo công nghiệp phụ tùng và ngược lại, các tập đoàn ô tô chỉ đầu tư vào địa phương có khả năng cung cấp tại chỗ các linh kiện để lắp ráp. Có một thị trường ơ tơ lớn là một yếu tố cần để ra khỏi vịng luẩn quẩn này. Và Việt Nam có khả năng để làm điều đó.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)