Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 71 - 72)

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô

2. Hạn chế còn tồn tại

2.1. Tồn tại trong sản xuất:

2.1.5. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu

Hầu hết công nhân hoặc kỹ sư khi ra trường đều có kiến thức cơ bản nhưng trình độ tay nghề khơng cao, do thiếu thực hành và kinh nghiệm thực tế. Điều đó dẫn đến tình trạng những điều được phân cơng thì làm rất tốt và nghiêm chỉnh, nhưng vượt qua những điều đó lại khơng làm được, thiếu khả năng ứng dụng và tính sáng tạo. Kể cả những người giữ chức vụ như giám đốc nhà máy cũng thiếu khả năng suy nghĩ về việc cần phải làm...

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, DN thì những điểm được và chưa được này của nguồn nhân lực ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ là hồn tồn chính xác.

Ngồi việc lựa chọn lao động từ các trường đại học, trường dạy nghề và công nhân kỹ thuật, thì một trong những đối tượng tuyển chọn của các DN ơtơ trong nước lại chính là những người đang làm việc tại các công ty liên doanh hoặc cơng ty nước ngồi. Dẫn đến vấn đề nan giải là các doanh nghiệp tranh giành nhân lực của nhau. Dẫn đến hậu quả đáng tiếc là cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thị trường lộn xộn. Điều này là không thể tránh khỏi họ không nhắm vào đối tượng là các nhân viên đang làm việc tại các cơng ty liên doanh thì chẳng biết nhắm vào ai. Điều mà các DN đang cần là những người có trình độ, có kinh nghiệm mà tại Việt Nam thì những người này chủ yếu đang làm việc tại các công ty liên doanh.

Chẳng hạn khi nhìn vào thơng báo tuyển dụng giám đốc nhà máy sản xuất - lắp ráp ơtơ của một số DN, có thể thấy tiêu chuẩn tuyển chọn của họ tương đối cao: tốt nghiệp đại học chính quy, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sản xuất - lắp ráp ơtơ, quản lý tài chính kế tốn - quản lý kinh doanh - nhân sự... Và quan trọng hơn là có trên 7 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất tại các nhà máy sản xuất - lắp ráp ôtô, ưu tiên các ứng viên đã từng làm việc ở các cơng ty ơtơ nước ngồi, liên doanh; đã từng làm giám đốc/phó giám đốc tại các cơng ty liên doanh... Tiêu chuẩn cao thì mức lương cho các vị trí này cũng tương xứng, trên 2.000 USD/tháng và hàng loạt ưu đãi khác như thưởng cuối năm, được mua cổ phần ưu đãi...

Sau chức vụ giám đốc nhà máy là hàng loạt vị trí quan trọng khác đối với lĩnh vực ôtô như giám đốc trung tâm bảo hành và dịch vụ kỹ thuật, trưởng phòng bảo hành, trưởng phòng dịch vụ kỹ thuật, trưởng phòng đào tạo, trưởng phịng kinh tế tài chính, giám đốc các chi nhánh, nhân viên giám sát và phát triển đại lý, nhân viên hỗ trợ đại lý bán ôtô cho các dự án...

Nhân lực, nhất là những vị trí quan trọng trong các cơng ty liên doanh đang mạnh hơn nhiều so với các cơng ty trong nước. Tuy nhiên, với chính sách đãi ngộ hấp dẫn như hiện nay của hàng loạt DN ôtô trong nước, việc chuyển đổi nguồn nhân lực sẽ diễn ra quyết liệt.

Trong tương lai khi ngành công nghiệp ôtô phát triển cao hơn nữa, chắc chắn nguồn nhân lực lại càng khan hiếm hơn và cuộc cạnh tranh nhân lực giữa các DN lại càng quyết liệt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 71 - 72)