III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT
5. Chính sách về nguồn nhân lực
Chính phủ khuyến khích việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, công nhân lành nghề phục vụ ngành công nghiệp ô tô.
Thực hiện chương trình đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lành nghề. Mở rộng các hình thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo. Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc. Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách hoặc vốn ODA cho các khoa chuyên ngành của trường đại học và cao đẳng để đào tạo nguồn lực cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Ưu đãi và tạo điều kiện gắn kết các cơ sở đào tạo với các hoạt động của doanh nghiệp, đổi mới trang thiết bị, chương trình đào tạo;
Dành nguồn vốn ODA để phụ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển cơng nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.
Người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam được hưởng các ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân theo luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành;
Trên cơ sở các đánh giá trên ta có thể đi đến một số kết luận sau:
- Các chính sách của Nhà nước mà chủ yếu là chính sách bảo hộ qua thuế cần hiệu chỉnh lại theo hướng khuyến khích và đẩy mạnh nội địa hóa thực sự, khuyến khích sản xuất ơ tơ trong nước, nhanh chóng tiến đến sản xuất ơ tơ mang thương hiệu Việt Nam.
- Xem xét việc rút giấy phép của các liên doanh mà thời gian qua không thực sự thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết theo dự án khi xin cấp phép đầu tư, để cho các liên doanh thực sự có tiềm năng về tài chính, uy tín và có cơng nghệ cũng như có triển vọng, có điều kiện tồn tại và làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM