Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 76 - 80)

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô

3. Nguyên nhân tồn tại

- Mục tiêu bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô trong nước về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên giá ô tô lại bị đẩy lên rất cao so với mặt bằng thế giới và điều quan trọng nhất là mục tiêu phát triển thị trường ô tô Việt Nam đã khơng đạt được. Có rất nhiều lý do song một lý do quan trọng ảnh hưởng đến việc này đó là từ hơn 10 năm nay chúng ta điều tiết ngành này chỉ bằng một cơng cụ duy nhất là thuế trong khi đó bỏ qua rất nhiều yếu tố khác như công nghệ mới, kiểm định chất lượng… Một ví dụ nhỏ, Ở Lào thuế nhập khẩu là 42% song giá thành chiếc xe chỉ bằng một nửa so với xe cùng loại vào Việt Nam.

- Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các bên liên quan: Để việc thực hiện một chiến lược công nghiệp được hiệu quả, ba dạng hợp tác sau cần được coi trọng: liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt nam trong đó khối trong nước cung cấp linh phụ kiện và dịch vụ cho khối nước ngoài, phối hợp giữa các bộ và cơ quan khác trong việc thực hiện quy hoạch theo một cách thức phù hợp, và kênh hợp tác thường xuyên và gần gũi giữa cộng đồng kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách để thực hiện và sửa lại chính sách cho phù hợp với thực tế. Hiện tại cả ba kênh còn chưa phát triển ở Việt Nam . Trong khi khao khát phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ, chúng ta lại chưa có chiến lược phát triển các ngành phụ trợ phục vụ cho công nghiệp ô tô. Ngay như chiến lược phát triển ngành cơ khí tuy có nhiều mục tiêu, song việc thực hiện đến nay đạt những kết quả khá khiêm tốn. Ngành cao su, ngành nhựa, ngành hóa chất, ngành thép… cũng vậy, dù có những bước phát triển trong thời gian qua song còn xa mới đạt chất lượng mà cơng nghiệp ơ tơ địi hỏi. Khơng những các liên doanh ơ tơ có lý do cho sự chậm trễ trong thực hiện cam kết nội địa hóa của họ, mà thời cơ phát triển cho một số ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan đến công nghiệp ô tô ở VN cũng bị bỏ qua. Trong khi đó, nhìn sang Thái Lan, có thể thấy họ khơng có nhiều liên doanh lắp ráp ô tô như VN, nhưng vài năm gần đây họ rất tự hào vì đã trở thành một nơi cung cấp đáng tin cậy một số loại cấu kiện, bộ phận cho ngành ơ tơ trong tồn khu vực.

- Một nguyên nhân nữa đó chính là những con số ln ln trịn trịa và gây nên phấn khích với tất cả các nhà quản lý: Ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ đạt đến con số 80.000 chiếc vào cuối năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu phụ tùng đạt 700 triệu USD… Theo như dự báo của Bộ Công Thương. Đây thực sự vẫn chỉ là những con số hào nhống bên ngồi. Ngành ơ tô nội địa của chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở phần ngọn, lắp ráp và gia cơng là chính. Toyota, nhà sản xuất có tỷ lệ nội địa cao nhất vẫn chỉ thực hiện cơng đoạn dập thân xe, cịn các nhà máy khác chủ yếu chỉ là hoàn chỉnh khâu sơn tĩnh điện. Với khả năng nội địa hóa như vậy, chúng ta chỉ thu được lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng từ 3% đến 5% mà thơi.

- Thị trường nhỏ bé cản trở các nhà sản xuất giảm chi phí. Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triển ngành ô tô. Một thị trường lớn hàm ý qui mô xứng đáng, hiệu quả cao, các ngành phụ trợ tăng trưởng mạnh và khả năng đưa ra các hỗn hợp sản phẩm rộng lớn hơn trong khi một thị trường nhỏ hàm ý điều đối lập của tất cả những điều trên. Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất. So sánh với quốc tế, Việt Nam có ít ơ tơ hơn so với các quốc gia có cùng gthu nhập.

- Thuế nhập khẩu và các khoản thuế nội địa tương đối cao. Hơn nữa, chính phủ dự định tăng thuế đáng kể đối với xe sản xuất trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước đang được từng bước nâng lên từ năm 5% năm 2003 đến 80% vào năm 2007. Điều này được giải thích là đảm bảo sự đối xử công bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Đứng trên quan điểm tự do hóa thương mại và đàm phán WTO, mục tiêu này rất đáng ca ngợi song lại góp phần tạo ra việc tăng giá xe vốn đã quá cao và triệt để giảm những nỗ lực hạ chi phí của các nhà snar xuất. Việc giá xe quá cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường xe nội địa. Mà nguyên nhân chủ yếu lại là thuế quá cao:

Bảng 2.5.5. Thuế suất tuyệt đối ô tô cũ nhập khẩu:

Mặt hàng (USD/chiếc) Thuế 2006 (USD/chiếc) Thuế 2007 2008(USD/chiếc Thuế 2009(USD/chiếc Thuế Xe từ 5 chỗ ngồi trở

xuống, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ: Dưới 1.0 3.000 2.700 3.500 3.000 Từ 1.0 đến 1.5 7.000 6.300 8.000 6.300 Từ 1.5 đến 2.0 10.000 8.500 12.000 8.500 Từ 2.0 đến 2.5 15.000 12.000 17.000 12.000 Từ 3.0 đến 4.0 18.000 16.200 20.000 18.000 Từ 4.0 đến 5.0 22.000 26.400 26.400 22.000 Trên 5.0 25.000 30.000 30.000 26.250 Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ: Từ 2.0 trở xuống 9.000 7.200 10.800 7.650 Trên 2.0 đến 3.0 14.000 11.200 16.000 11.200 Trên 3.0 đến 4.0 16.000 14.400 19.000 16.000 Trên 4.0 20.000 24.000 24.000 20.000 Xe từ 10 đến 15 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ Từ 2.0 trở xuống 8.000 6.800 6.800 6.800 Trên 2.0 đến 3.0 12.000 9.600 9.600 9.600 Trên 3.0 15.000 15.000 15.000 15.000

Trên đây là quy định mức thuế nhập khẩu tuyệt đối (TNKTĐ). Xe nhập về sẽ tính thêm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và 5% thuế giá trị gia tăng VAT ( áp dụng đến hết tháng 12 – 2009).

Trên cơ sở này tính chi phí cho một chiếc xe cũ nhập về như sau: ((TNKTĐ + Giá xe) x 50%) x 5%

Vì là xe nhập khẩu nên thường người mua sẽ phải trả thêm một khoản tiền phí vận chuyển nữa. Do vậy, chi phí để mua một chiếc xe ơ tơ dù là xe cũ ở Việt Nam cũng rất cao so với cá nước khác.

Giá xe, kích cỡ thị, và thuế có mối quan hệ qua lại. Trong trường hợp Việt Nam, thị trường qua nhỏ bé cộng với thuế cao dẫn đến hiệu quả thấp và chi phí cao, từ đó lại làm thị trường tiếp tục nhỏ bé: Vậy làm thế nào thì Việt Nam với phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn này:

Vịng luẩn quẩn của thị trƣờng ơ tơ Việt Nam (1)Kích cỡ thị trƣờng

Thị trường nhỏ bé

Giá cao Hiệu quả

sản xuất thấp Chi phí linh phụ kiện Thuế cao Vòng luẩn quẩn (2)Yếu tố thuế Các ngành linh phụ kiện không phát triển

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 76 - 80)