Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 52 - 54)

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT

3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam

3.1. Qui mô và năng lực sản xuất

Năm 1991, liên doanh lắp ráp ôtô đầu tiên ra đời tại Việt Nam là Công ty Liên doanh Sản xuất Ơtơ Hịa Bình (VMC). Từ thời gian này cho đến nay, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường này liên tục tăng, thu hút lượng lớn vốn đầu tư.

Bảng 2.3.4: Các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi lắp ráp ơ tô ở Việt Nam (theo VAMA)

Công ty Quốc gia Loại công ty

Thời gian bắt đầu

Năng lực

(Đv/năm) Địa điểm

Daewoo Hàn Quốc Chế tạo 1995 10.500 Hà Nội

Daihatsu Nhật Bản Chế tạo 1996 2.000 Hà Nội

Daimler Benz Đức Chế tạo 1996 10.000 TP HCM

Ford/Mazda Mỹ Chế tạo 1997 14.000 Hà Nội

Hino Motor Nhật Bản Chế tạo 1997 1.760 Hà Nội

Isuzu Nhật Bản Chế tạo 1997 10.000 TP HCM

Mekong Hàn Quốc Lắp ráp 1992 5.000 TP HCM

Mitsubishi Nhật Bản Chế tạo 1995 5.000 TP HCM

Nissan Nhật Bản Chế tạo 1998 1.000 Đà Nẵng

VMC Việt Nam Lắp ráp 1991 20.000 Đà Nẵng

Toyota Nhật Bản Chế tạo 1996 5.000 Hà Nội

Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) ra đời năm 2000 gồm 11 liên doanh, đến nay có 17 thành viên chủ yếu tập trung ở 2 vùng Đồng bằng Sông Hồng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 11 liên doanh hầu hết chọn cụm công nghiệp Hà nội - Thái Ngun - Hải Phịng và cụm cơng nghiệp Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương nhằm tận dụng các thế mạnh về giao thông, sức tiêu thụ, nhân lực.

Bảng 2.3.5: Thị trƣờng ô tô chia theo các hãng

Hãng Sản lượng (cái/năm) Thị phần (%) Tốc độ tăng (%)

Toyota 9125 22.8 -1.2 Ford 5618 14.0 7 Vinastar 5384 13.4 10 Vidamco 5112 12.7 - 4 VMC 3276 8.2 - 29 Visuco 4094 10.2 40 Isuzu 2963 6.5 58 Mercedes Benz 4000 6.5 - 23 Vindaco 813 2.0 - 22 Mekong 737 1.8 - 42 Hino 389 1.0 95

3.2. Trình độ khoa học cơng nghệ

Hầu hết các liên doanh mới dùng ở công nghệ lắp ráp ở dạng CKD1 và CKD2 với các dây chuyền công nghệ gần giống nhau hoặc ở dạng IKD giá trị tỷ lệ nội địa hố sản xuất thấp; trình độ lắp ráp đạt mức trung bình so với các nước trong khu vực, 90% bộ linh kiện được nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác của các liên doanh ở các nước trong khu vực.

Các công ty nội địa không chú trọng đến đầu tư dây chuyền sản xuất linh kiện, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Các hoạt động này mới mà chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho lắp ráp. Các liên doanh đại diện cho các nhà sản xuất ôtô trên thế giới với bí quyết cơng nghệ khác nhau nên khơng có sự hợp tác sản xuất.

Bốn Tổng công ty được Nhà nước hỗ trợ vốn hiện đang đầu tư đầu tư hoặc khai thác các dây chuyền sản xuất kín. Dây chuyền này được đầu tư và trang bị đồng bộ từ khâu tiếp nhận bộ linh kiện tổ chức lắp ráp cụm, lắp ráp tổng thành, hệ thống sơn sấy, băng thử kiểm định, kiểm tra sản phẩm, hiệu chỉnh hoàn thiện đến bàn giao sản phẩm cho khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất (đối tác). Một số đơn vị có cơng nghệ lạc hậu, khơng đạt tiêu chuẩn cuả QĐ115. Các dự án mới được triển khai theo quy hoạch có trình độ cơng nghệ khá hiện đại được chuyển giao từ Hàn Quốc, Nga. Transico là nhãn hiệu xe của Vinamotor được sản xuất từ dây chuyền công nghệ của Daewoo.

Kết quả đợt kiểm tra cuối năm 2005 của Bộ công nghiệp đối với 36 doanh nghiệp (hầu hết là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) theo 5 tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp lắp ráp ôtô tại Việt Nam trong Quyết định 115 của Bộ Công nghiệp: 10 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn (chủ yếu ở các dự án lắp ráp xe tải < 5 tấn), 24 doanh nghiệp khơng đủ tiêu chuẩn (thậm chí khơng có cả dây chuyền sơn điện ly), 2 doanh nghiệp xin tự nhận chưa đạt. Gần như 100% dây chuyền được chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc, giá trị đầu tư chỉ khoảng 500 triệu đồng/dây chuyền. Trong các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn, một số cơng ty có sự tập trung nắm bắt những công nghệ tiên tiến trong sản xuất ôtô như dây chuyền sản xuất khung xe, dây chuyền dập vỏ xe, sử dụng sơn điện ly (công nghệ sơn chống han gỉ cao phù hợp với khí hậu Việt Nam). Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp này đạt khá cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam đến năm 2020 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)