Xác định một cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản hợp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư TXT (Trang 76 - 77)

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tình hình tài chính của Công ty cổ

3.2.2 Xác định một cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản hợp lý

Trên cơ sở xác định vốn kinh doanh, Công ty sẽ xác định được số vốn tối thiểu, từ đó xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý, vừa hạ thấp được chi phí sử dụng vốn, vừa an tồn về mặt tài chính. Khi lập được kế hoạch chi tiết về việc huy động vốn của Công ty cũng cần phải chủ động xây dựng kế hoạch về việc phân phối và sử dụng số vốn huy động được sao cho hiệu quả nhất: trong tổng số đó thì vốn cố định là bao nhiêu? Bao nhiêu vốn lưu động? Nếu thực tế phát sinh thêm nhu cầu vốn, Công ty phải chủ động đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Trong trường hợp thừa vốn,Cơng ty phải có biện pháp xử lý ngay, tránh tình trạng để vốn bị ứ đọng bằng cách đầu tư ra bên ngồi như góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính hoặc cho vay nhằm thu lợi tức tiền vay…

Như đã phân tích trong chương 2, ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lý, NPT/VCSH= 6/4, tuy nhiên nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nợ phải trả, làm gia tăng áp lực thanh toán trong tương lai gần. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần giảm vay nợ ngắn hạn, nếu cần vốn thì huy động vốn vay dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu. Đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn mà chưa kịp thời có tiền thanh tốn, cơng ty có thể đàm phán, thương lượng với đối tác để xin hoãn nợ, giảm nợ…

Về cơ cấu vốn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn quá lớn, trong tài sản ngắn hạn lại chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Một cơ cấu vốn không hợp lý sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp do đầu tư không đúng nơi đúng chỗ, các khoản phải thu lớn cho thấy vốn của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng khá nhiều, thể hiện một phần bộ mặt tài chính khơng bóng bẩy. Giải pháp ở đây là bố trí lại cơ cấu vốn, cụ thể:

-Chú trọng đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao tỷ trọng của vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh. Nâng cao năng lực sản xuất

nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho TSCĐ để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.

-Giảm bớt tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng vốn kinh doanh, tránh tình trạng vốn lưu động thừa làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Giảm bớt các khoản vốn trong khâu thanh toán, tăng các khoản vốn trong khâu sản xuất để tăng nhanh vòng quay vốn, tạo một cơ cấu vốn hợp lý.

-Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, công tác thi công nhằm giảm các khoản phải thu, giảm chi phí sản xuất dở dang, từ đó giảm tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư TXT (Trang 76 - 77)