Hệ số các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2013 cho biết trong
khoản phải thu tăng là do tổng tài sản và tổng các khoản phải thu đều tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn nhiều so với tổng tài sản. Các khoản phải thu tăng 29,57% so với tổng tài sản tăng 12,99%. Cơ cấu nợ phải thu biến đổi theo hướng tăng các khoản phải thu ngắn hạn và giảm các khoản phải thu dài hạn, số vòng thu hồi nợ phải thu giảm từ 5,72 vòng xuống 4,66 vòng làm cho số ngày thu hồi nợ tăng lên 14 ngày. Hệ số nợ phải thu của Công ty cao cho thấy Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, khâu thu hồi nợ chưa tốt dễ gây rủi ro nợ khó địi và nguy cơ thất thốt lãng phí vốn của Cơng ty.
So sánh cơng nợ phải thu và công nợ phải trả:
- Đầu năm : 11.916.221.286 – 18.354.524.568 = - 6.438.303.280 VNĐ - Cuối năm : 15.439.941.219 - 21.080.628.440 = - 5.640.687.230 VNĐ Như vậy ở cả đầu năm và cuối năm, công nợ phải thu đều nhỏ hơn cơng nợ phải trả và có xu hướng tăng về cuối năm chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn. Theo tài liệu báo cáo thì khoản chiếm dụng trên hoàn toàn hợp pháp.
Cơ cấu nợ phải thu 100% là các khoản phải thu ngắn hạn, khơng có khoản phải thu dài hạn, kì thu hồi nợ bình quân là 77 ngày, so với mức trong ngành thì đây là một con số tích cực, cho thấy khả năng thúc đẩy khách hàng thanh tốn của cơng ty là khá ổn. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn chiếm 98,96% trong khi vay dài hạn chỉ có 1,04%. Nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản vay từ ngân hàng Bắc Á, chiếm dụng tiền nộp thuế và các khoản khác , trong đó chủ yếu là các khoản chiếm dụng được từ nhà cung cấp (Chiếm 74% trong tổng khoản phải trả ngắn hạn) cho thấy quan hệ tín dụng thương mại giữa cơng ty với các bên nhà khá tích cực, tuy nhiên việc chiếm dụng quá nhiều và q lâu có thể gây mất uy tín của cơng ty đối với các nhà cung cấp, cần cẩn trọng để sử dụng các khoản chiếm dụng đó hiệu quả và hồn trả đúng hạn.