Tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư TXT (Trang 53 - 64)

2.2. Đánh giá thực trạng tài chính của Cơng ty Cổ phần đầu tư TXT

2.2.4.Tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

Công ty cổ phần Đầu tư TXT là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì thế có rất nhiều mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng cũng như với chủ đầu tư, ngân hàng… Nghĩa là thường xuyên phát sinh các khoản phải thu phải trả. Các khoản này khơng phải lúc nào cũng thu hồi hay hồn trả được ngay. Do đó việc chiếm dụng hay bị chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình hoạt động cần tuyệt đối tránh tình trạng để các khoản phải thu quá hạn hoặc quá hạn chưa đòi được, cũng như các khoản nợ đến hạn trả mà chưa trả được.. Để tránh tình trạng rủi ro thanh tốn, cơng ty cần lập kế hoạch và thực hiện tốt công tác trả nợ và thu hồi nợ.

2.2.4.1. Tình hình cơng nợ

Cơng nợ phải thu và công nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2013 đều tăng so với đầu năm 2012 và có sự biến động mạnh ở các khoản mục chi tiết.Tại thời điểm cuối năm 2013 trong mỗi đồng tài sản, Công ty chỉ đi chiếm dụng được 0.45 đồng và bị chiếm dụng 0.61 đồng cho thấy quan hệ tín dụng thương mại của cơng ty với các bên đã được tăng cường. Tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của doanh nghiệp với các bên đã biến động theo xu hướng tăng trong đó kỳ thu hồi nợ bình qn là 77 ngày, kỳ trả nợ bình quân là 118 ngày, khá phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành xây dựng.

Bảng 2.6- Bảng quy mô công nợ của công ty năm 2012, 2013

Hệ số các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2013 cho biết trong

khoản phải thu tăng là do tổng tài sản và tổng các khoản phải thu đều tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu nhanh hơn nhiều so với tổng tài sản. Các khoản phải thu tăng 29,57% so với tổng tài sản tăng 12,99%. Cơ cấu nợ phải thu biến đổi theo hướng tăng các khoản phải thu ngắn hạn và giảm các khoản phải thu dài hạn, số vòng thu hồi nợ phải thu giảm từ 5,72 vòng xuống 4,66 vòng làm cho số ngày thu hồi nợ tăng lên 14 ngày. Hệ số nợ phải thu của Công ty cao cho thấy Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, khâu thu hồi nợ chưa tốt dễ gây rủi ro nợ khó địi và nguy cơ thất thốt lãng phí vốn của Cơng ty.

So sánh cơng nợ phải thu và công nợ phải trả:

- Đầu năm : 11.916.221.286 – 18.354.524.568 = - 6.438.303.280 VNĐ - Cuối năm : 15.439.941.219 - 21.080.628.440 = - 5.640.687.230 VNĐ Như vậy ở cả đầu năm và cuối năm, công nợ phải thu đều nhỏ hơn công nợ phải trả và có xu hướng tăng về cuối năm chứng tỏ cơng ty đang đi chiếm dụng vốn. Theo tài liệu báo cáo thì khoản chiếm dụng trên hồn tồn hợp pháp.

Cơ cấu nợ phải thu 100% là các khoản phải thu ngắn hạn, khơng có khoản phải thu dài hạn, kì thu hồi nợ bình quân là 77 ngày, so với mức trong ngành thì đây là một con số tích cực, cho thấy khả năng thúc đẩy khách hàng thanh tốn của cơng ty là khá ổn. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn chiếm 98,96% trong khi vay dài hạn chỉ có 1,04%. Nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản vay từ ngân hàng Bắc Á, chiếm dụng tiền nộp thuế và các khoản khác , trong đó chủ yếu là các khoản chiếm dụng được từ nhà cung cấp (Chiếm 74% trong tổng khoản phải trả ngắn hạn) cho thấy quan hệ tín dụng thương mại giữa cơng ty với các bên nhà khá tích cực, tuy nhiên việc chiếm dụng quá nhiều và quá lâu có thể gây mất uy tín của cơng ty đối với các nhà cung cấp, cần cẩn trọng để sử dụng các khoản chiếm dụng đó hiệu quả và hồn trả đúng hạn.

Bảng 2.7- Bảng tình hình cơng nợ của Cơng ty năm 2012, 2013

Hệ số các khoản phải trả tăng nhẹ do so sánh tương quan giữa tốc độ tăng của tổng tài sản với tổng các khoản phải trả không chênh lệch nhau nhiều.Tại thời điểm cuối năm 2013 xét trong tổng tài sản của Cơng ty có 44,7% phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng. Các khoản phải trả tăng tuy nhiên so với các khoản phải thu vẫn thấp hơn. Công ty cần lập kế hoạch trả nợ hợp lý tương ứng với kế hoạch thu hồi vốn để nhằm hạn chế rủi ro thanh tốn cũng như giữ gìn uy tín cho Cơng ty.

Với tình hình cơng nợ như trên, thực tế cơng ty có gặp khó khăn trong khâu thanh tốn hay khơng cần phải nghiên cứu một sơ chỉ tiêu về khả năng toán của cơng ty.

2.2.4.2. Khả năng thanh tốn

Bảng 2.8- Bảng phân tích khả năng thanh tốn của Cơng ty năm 2012, 2013 năm 2012, 2013

Khả năng thanh tốn tổng qt của Cơng ty giảm từ 1.66 xuống 1.64 lần là do trong kỳ chính sách huy động vốn của Cơng ty chú trọng vào việc huy động nợ vay lớn, điều này làm gia tăng áp lực thanh tốn cho Cơng ty và giảm khả năng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên khơng thể chỉ dựa vào chỉ tiêu này mà đánh giá tình hình thanh tốn của doanh nghiệp vì có những tài sản rất có khả năng chuyển đổi thành tiền trong tổng tài sản cũng như những khoản nợ dài hạn có thời gian trả nợ lâu dài.

Ta thấy là các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng hơn gấp đơi, hệ số khả năng thanh tốn nhanh và hệ số khả năng thanh tốn tức thời của Cơng ty tại thời điểm cuối năm 2013cũng tăng cho thấy khả năng thành tốn trong tương lai gần có phân tích cực. Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn tăng nhanh >1 là do tài sản ngắn hạn tăng, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do các khoản phải thu tăng, chính vì điều này mà các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng theo do cơng ty chưa được thanh tốn những cơng trình thi cơng, phải đi vay nợ ngân hàng để mua nguyên vật liệu.Xét về lâu dài thì tình hình như vậy khơng ổn, do hệ số này còn bao gồm các khoản khơng có khả năng thanh tốn

cao như hàng tồn kho, chi phí trả trước… cần gia tăng khả năng thanh tốn tổng qt thay vì chỉ chú trọng đến hiện tại.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh : Đầu năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,8 đồng TSLĐ, cuối năm 2013, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,88 đồng TSLĐ có khả năng thanh toán ngay. Tuy ở mức cao, nhưng phần lớn tài sản lưu động là tiền mặt đi vay ngắn hạn được và các khoản phải thu, nếu bên khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc bên ngân hàng địi nợ ngắn hạn thì hệ số này ắt sẽ giảm đột ngột và chóng mặt.

Hệ số khả năng thanh tốn tức thời cuối năm 2013 tăng, thể hiện khả năng thanh tốn của cơng ty đã được cải thiện, có được kết quả trên là do lượng tiền của công ty tăng lên, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng 141,11% là do trong năm công ty tiến hành trả nợ vay gốc hớn 6 tỷ đồng, giảm lãi vay phải trả. Hệ số khả năng chi trả bằng tiền của công ty giảm gần 10% do lưu chuyển tiền thuần trong năm giảm, nợ ngắn hạn lại tăng cao. Nhìn chung, khả năng thanh tốn của cơng ty trong tương lai gần đã được đảm bảo nhưng về lâu dài thì chưa được đảm bảo, do cơng ty sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn về đầu tư cho tài sản lưu động, với đặc thù ngành nghề xây dựng thì chu kỳ thu hồi vốn mất khá nhiều thời gian. Điều này sẽ dẫn đến áp lực thanh toán nợ trong thời gian sắp tới, địi hỏi cơng ty phải có cơng tác quản trị nợ tốt và hiệu quả.

Khả năng thanh toán tại thời điểm cuối năm 2013 về cơ bản là được cải thiện so với cuối năm 2012, đặc biệt là sự tăng lên đáng kể của hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn giúp chính sách tài trợ của doanh nghiệp là ổn định hơn, giảm rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên việc phân bổ vốn ngắn hạn cần được xem xét lại, đặc biệt cần đánh giá lại việc duy trì vốn về HTK tăng lên, cuối cùng cần kiểm tra cơng tác hạch tốn chi phí bởi trong khi vay nợ ngắn hạn

cuối năm tăng lên 2 tỷ , nợ gài hạn giảm có hơn 800 triệu mà chi phí lãi vay giảm đi một nửa.

2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.9- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2012, 2013

Chỉ tiêu 2013 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 63.717.119.881 55.673.736.93 4 8.043.382.947 14,45 Số dư bq VKD 32.541.654.393 26.968.851.39 1 5.572.803.002 20,66 Số vòng quay VKD (lần) 1,96 2,06 -0,11 -5,15 Kỳ luân chuyển VKD (ngày) 184 174 10 5,73

Căn cứ vào bảng phân tích trong năm 2013 số vịng quay VKD đạt 1,96 vòng (giảm 0.11 vòng) tương ứng với số kỳ luân chuyển VKD đạt 194 ngày (tăng 10 ngày) so với năm 2012.Nguyên nhân là do tốc độ tăng vốn kinh doanh BQ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, vốn kinh doanh bình quân tăng 20,56% trong khi doanh thu thuần doanh nghiệp chỉ tăng 14,45% làm tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của Công ty giảm, hiệu suất sử dụng vốn của Công ty thấp,cho thấy trong năm việc quản lý, phân bổ và sử dụng vốn chưa hiệu quả. Đây là một diễn biến không tốt trong hoạt động sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng vốn của các nguồn đang giảm.

Bảng 2.10- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty 2012-2013Chỉ tiêu 2013 2012 Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 63.717.119.88 1 55.673.736.934 8.043.382.947 14,45 Số dư vốn lưu động bình quân 23.876.449.94 9 17.506.209.452 6.370.240.497 36,39 Số vòng quay VLĐ ( lần) 2,67 3,18 -0,51 -16,09 Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày) 135 113 22 19,17

Do số dư bình quân vốn lưu động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần tác động làm giảm số vòng quay vốn lưu động 0.51 vịng.Về mặtkhách quan có thể là do ảnh hưởng từ nền kinh tế đang gặp khó khăn, áp lực cạnh tranh nên dẫn đến doanh thu nói riêng và tổng luân chuyển thuần nói chung có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ của vốn làm giảm đi tốc độ luân chuyển vốn lưu động.Đồng thời, chính sách phân bổ và sử dụng các loại vốn cũng chưa hợp lý làm hiệu suất sử dụng các nguồn vốn đều giảm.

Bảng 2.11- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác 2012-2013Chỉ tiêu 2013 2012 Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 63.717.119.881 55.673.736.934 8.043.382.947 14,45 Vốn cố định và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ 8.665.204.444 9.462.641.939 -797.437.495 -8,43 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (lần) 7,35 5,88 1,47 24,98

Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2013 tăng thể hiện mức độ khai thác sử dụng vốn cố định của Công ty được cải thiện. Tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định do trong năm Công ty tiến hành thanh lý phương tiện vận tải truyền dẫn, đầu tư rất ít vào việc mua mới nâng cấp tài sản cố định. Dù hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhưng cơng ty cần xem xét lại chính sách đầu tư vốn cố định (máy móc thiết bị của cơng ty hoạt động khơng cịn hiệu quả tốt như trước nữa, nhu cầu đầu tư TSCĐ hiện đại là rất lớn). Vì đầu tư hiện đại hóa cho TSCĐ mới là cách đẩy nhanh tốc độ tăng của DTT ngay lập tức, và nó mang lại lợi ích lâu dài, bèn vững.

Bảng 2.12- Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho 2010-2013 Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010 Giá vốn hàng bán 58.099.558.61 3 50.398.285.33 9 60.546.488.22 2 55.270.181.25 6 Hàng tồn kho bình quân 7.731.296.200 6.445.090.786 7.980.920.324 7.657.077.202 Số vòng quay HTK (lần) 7,51 7,82 7,59 7,22 Kỳ luân chuyển HTK (ngày) 48 46 47 50

Từ bảng số liệu ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn ngắn hạn, tốc độ luân chuyển có biến động giảm nhẹ.Hàng tồn kho một phần rất nhỏ là ngun vật liệu, cịn chủ yếu là chi phí xây dựng dở dang.Căn cứ vào số vịng quay hàng tồn kho có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ.Qua bảng trên ta rằng sau năm 2010 số vịng quay hàng tồn kho của Cơng ty tăng đến hết năm 2012 và có xu hướng ngày càng giảm (từ 7,22 vòng năm 2010 lên 7,82 vòng năm 2012, và giảm còn 7,51 năm 2013).Điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế đồng thời cũng do trong năm cịn nhiều cơng trình đang thi cơng dở dang chưa nghiệm thu, chưa được bàn giao. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm đặt ra yêu cầu công ty cần thúc đẩy quá trình xây dựng, hồ sơ nghiệm thu quyết tốn nhằm giảm chi phí xây dựng cơ bản dở dang, nhanh chóng thu hồi vốn.

Bảng 2.13- Tốc độ luân chuyển nợ phải thu của công ty 2010- 2013Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010 Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010 Doanh thu thuần 63.717.119.881 55.673.736.934 67.692.180.216 61.717.083.025 CKPT bình quân 13.678.081.253 9.740.943.282 11.482.651.338 11.578.307.378 Số vòng quay NPT (lần) 4,66 5,72 5,90 5,33 Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 77 63 61 68

Qua bảng phân tích ta thấy số vịng quay nợ phải thu giảm từ năm 2011, làm kỳ thu tiền kéo dài, năm 2013kỳ thu tiền là 77 ngày. So với các doanh nghiệp trong ngành thì kết quả này khá tích cực là do đối tác của cơng ty đều là các đơn vị hành chính sự nghiệp, có uy tín và có khả năng thanh tốn cao, thanh tốn đúng hạn. Nhưng kỳ thu tiền có dấu hiệu tăng dầnlà do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, Cơng ty chấp nhận kéo dài thời gian thanh tốn cho khách hàng, mục đích tạo điều kiện và gây dựng mối quan hệ với khách hàng nhưng xét thấy tỷ trọng nợ phải thu trong tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn (gần 60%), cơng ty cần cân nhắc chính sách quản trị nợ phải thu sao cho đảm bảo lượng vốn kinh doanh của mình, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu và quá nhiều.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư TXT (Trang 53 - 64)