Quản trị vốn bằng tiền

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam (Trang 28 - 32)

1.2. QUẢN TRỊ VỐNLƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó khơng tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định.Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khốn hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.

Quản trị vốn bằng tiền bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt.

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, khơng được thu chi ngồi quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc nhập xuất quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong q trình thanh tốn ( tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả

nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dịng tiền nhập, xuất quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.

Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền, người ta xem xét các chỉ tiêu thanh toán của doanh nghiệp. Nhóm hệ số này cho biết khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh tốn các khoản nợ. Bao gồm:

Kết cấu vốn bằng tiền: Cũng như kết cấu VLĐ, kết cấu vốn bằng

tiền là tỷ trọng từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng số vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Cụ thể:

Tỷ trọng từng loại vốn bằng tiền =

Giá trị từng loại vốn bằng tiền

x 100% Tổng vốn bằng tiền

Các hệ số khả năng thanh toán: Xem xét các hệ số khả năng thanh

tốn giúp đánh giá được mức độ an tồn hay nguy hiểm trong việc trả các khoản nợ bằng các loại tài sản của doanh nghiệp. Theo tính thanh khoản tăng dần ta có các hệ số sau:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Tàisản ngắnhạn

Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải nợ ngắn hạn, thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng tiền và đầu tư ngắn hạn khác có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền.

Hệ số tạo tiền:

- Hệ số tạo tiền chung:

Hệ số khả tạo tiền =

Tổng dòng tiền thu vào Tổng dòng tiền chi ra

Hệ số này giúp đánh giá một cách tổng quan nhất về khả năng tạo tiền từ hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao tức một đồng tiên chi ra càng tạo được nhiều tiền thu về.

- Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:

Hệ số khả tạo tiền từ hoạt động

kinh doanh =

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng

Hệ số này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền (dòng tiền thực vào) từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)