1.2. QUẢN TRỊ VỐNLƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những loại tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vài trò của chúng tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trị khác nhau trong q trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục.Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suất đầu tư cao, thấp hoặc trung bình.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, khơng phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doah của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ ln chuyển VLĐ.
- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào: quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại vật tư được cung ứng; khoảng cách giữa DN và nhà cung ứng; hình thái xuất nhập…
- Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng là: đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; thời gian hồn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuât; sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm…
- Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi: khối lượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khả năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN
Các biện pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hố cần mua trong kì và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt được các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho DN và tất cả gắn líền với chất lượng vật tư hàng hoá phải đảm bảo.
- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hố chi phí vận chuyển, xếp dỡ.
- Thường xun theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá. Dự đốn xu thế biến động trong kì tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hố có lợi cho DN trước sự biến động của thị trường.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng ứ đọng vật tư, khơng phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp DN chủ động trong thực hiện bảo toàn VLĐ.
Để đánh giá tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ , ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Kết cấu hàng tồn kho :
Tỷ trọng từng loại hàng tồn kho =
Giá trị từng loại hàng tồn kho
x 100% Tổng giá trị hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp cùng ngành thì việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn tới ứ đọng VLĐ.
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) =
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của 1vịng quay hàng tồn kho.