1.2. QUẢN TRỊ VỐNLƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.2.5. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khơng kiểm sốt nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khơng bán chịu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó địi hoặc rủi ro khơng thu hồi được nợ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bán chịu, cịn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp có thể chấp nhận bán chịu. Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh tốn.
Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: Thu thập thơng tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng theo các thơng tin thu nhận được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy theo điều kiện cụ thể có áp dụng các biện pháp phù hợp như:
Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp
Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp.
Thực hiện các biện pháp phịng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự
phịng nợ phải thu khó địi, trích lập quỹ dự phịng tài chính.
Để đánh giá tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ , ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Kết cấu nợ phải thu :
Tỷ trọng từng loại nợ phải thu =
Giá trị từng loại nợ phải thu
x 100% Tổng số nợ phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phảnh ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vịng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi cơng nợ của doanh nghiệp như thế nào.
Kỳ thu tiền trung bình = 360
Vòng quay nợ phải thu Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào chính sách bán chịu và tổ chức thanh toán của doan nghiệp.
Tỷ lệ các khoản phải thu so với
các khoản phải trả =
Các khoản phải thu Các khoản phải trả
Chỉ tiêu trên phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn bị chiếm dụng với nguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.