2.1.3.2 .Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty
2.2.4. Thực trạng quản lý vốn bằng tiền
a) Cơ cấu quản lý thu, chi tiền của Công ty
Cơng ty TNHH Hải Nam có thủ quỹ ghi chép, kiêm hạch toán thu chi tiền mặt phát sinh trong ngày. Cơng ty chủ yếu nhập khẩu ngun, vật liệu chính từ các nhà cung cấp nước ngoài nên khi phát sinh việc mua nguyên, vật liệu, Công ty sẽ liên hệ với nhà cung cấp, nhập khẩu ghi nhận theo tỷ giá phát sinh. Cơng ty chấp nhận chất lượng hàng thì sẽ tiến hành trả thông qua qua ngân hàng để chuyển qua ngân hàng của phía đối tác khoản đã ký quỹ, hoặc vay nợ theo nhu cầu, ghi sổ theo tỷ giá ghi nhận tại thời điểm thanh toán. Các chi tiêu hàng ngày phát sinh được phịng kế tốn lập phiếu chi, chi bằng tiền mặt đối với những khoản thanh toán nhỏ. Cuối mỗi tháng, trên cơ sở bảng lương và bảng chấm công do tổ trưởng sản xuất lập, phịng kế tốn sẽ tiến hành trả lương cho cán, bộ công nhân qua thẻ, hoặc sử dụng tiền mặt tại quỹ để phát cho các đội sản xuất.
Để tiến hành xác định dự trữ tiền cần thiết cho q trình hoạt động của Cơng ty, ngày mồng 5 hàng tháng Công ty tiến hành họp để cân đối thu chi
trong tháng. Công ty sẽ xác định số thu dự kiến trong tháng dựa trên số lượng các khoản phải thu và khả năng tiêu thụ trong tháng. Từ đó xác định số tiền cần thiết để mua nguyên vật liệu, các công cụ dụng cụ nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị cần thiết. Dựa trên tình hình dự trữ tiền cuối tháng trước, Cơng ty sẽ tiến hành cân đối thu chi trong tháng tới, đề ra các kế hoạch cân đối thời gian thu chi.
Công ty TNHH Hải Nam chủ yếu thanh toán tiền lương, thanh toán tiền cho nhà cung cấp và các hoạt động thanh toán khác qua tài khoản tiền gửi ngân hàng. Khách hàng của Cơng ty cũng thanh tốn hầu hết qua tài khoản ngân hàng. Do đó, lượng tiền mặt tồn quỹ khơng nhiều, chỉ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu với số lượng nhỏ.
b) Tình hình quản lý vốn bằng tiền
BẢNG 2.7 : QUY MÔ VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỷ lệ
Tiền mặt 314.466.420 97.74 251.397.676 80.02 -63.068.744 -20.06
Tiền gửi ngân hàng 7.273.168 2.26 62.781.031 19.98 55.507.863 763.19
Vốn bằng tiền 321.739.588 100 31.4178.707 100 -7.560.881 -2.35
Nguồn: Tính tốn dựa theo số liệu trên BCTC các năm của Công ty TNHH Hải Nam.
Từ bảng 2.7: ta thấy, tại thời điểm cuối năm 2015, vốn bằng tiền của Công ty giảm 2,35% so với đầu năm 2015. Về mặt cơ cấu vốn bằng tiền cũng có sự thay đổi đáng kể so với thời điểm 31/12/2014. Tại thời điểm 31/12/2014, dự trữ tiền mặt chiếm phần lớn vốn bằng tiền( chiếm tỷ trọng 97,74%) của công ty, cơ cấu này là không hợp lý, gây ứ đọng tiền tại quỹ, mất thêm nhiều công tác quản lý tại quỹ. Tuy nhiên, cơ cấu vốn bằng tiền đã dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng từ 2,26%( đầu năm 2015) lên 19,98%( cuối năm 2015). Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những tiện ích do việc thanh tốn qua ngân hàng mang lại. Tiền mặt trong quỹ thường được sử dụng cho chi tạm ứng, các khoản chi mua có giá trị nhỏ.
Để xem xét khả năng cân đối thu chi trong năm 2015, ta đi xem xét tình hình diễn biến dịng tiền thuần qua bảng:
BẢNG 2.8: DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN THUẦN CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ Dòng tiền thuần từ HĐKD -7.498.969.073 1.545.607.302 9.044.576.375 -120.61 Dòng tiền thuần từ HĐĐT -107.780.909 -53.258.183 54.522.726 -50.59 Dòng tiền thuần từ HĐTC 7.715.000.000 -1.500.000.000 -9.215.000.000 -119.44
Dựa vào bảng 2.8 có thể nhận thấy:
- Dòng tiền thuần từ HĐKD cuối năm 2015 tăng mạnh, tăng 9.044.576.375 đồng so với đầu năm 2015. Nguyên nhân do khả năng cân đối thu chi cho hoạt động kinh doanh đã đạt hiệu quả, dòng tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng, các khoản phải thu giảm, hàng tồn kho giảm làm cho lượng tiền thu về của công ty tăng lên.
- Dòng tiền thuần từ HĐĐT cuối năm 2015 tăng 54.522.726 đồng so với đầu năm 2015. Nguyên nhân do dòng tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác giảm.
- Dòng tiền thuần từ HĐTC cuối năm 2015 giảm mạnh, giảm 9.215.000.000 đồng so với đầu năm 2015, nguyên nhân do có doanh nghiệp khơng nhận được tiền từ vốn góp từ chủ sở hữu, vay ngắn hạn, dài hạn nhận được giảm trong khi nhu cầu chi trả nợ gốc vay tăng.
Để đánh giá sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu chi tiêu bằng tiền và thanh toán lãi vay, nợ phải trả của Cơng ty, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh tốn của Cơng ty.
BẢNG 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY ĐVT: VNĐ ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1 Tài sản ngắn hạn Đồng 1.637.3417.800 19.762.393.396 3.388.975.596- 17.15-
2 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 314.178.707 321.739.588 -7.560.881 -2.35
3 Hàng tồn kho Đồng 936.778.122 1.721.678.039 -784.899.917 45.59-
4 Nợ ngắn hạn Đồng 17.454.483.404 18.938.236.416 1.483.753.012- -7.83
5
Hệ số khả năng thanh toán hiện
thời Lần 0.938 1.044 -0.105 -
10.11 (5) = (1) / (4)
6 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.884 0.953 -0.068 -7.16
(6) = ((1) – (3)) / (4)
7 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0.018 0.017 0.001 5.95
Từ bảng 2.9 ta thấy khả năng thanh tốn của Cơng ty như sau:
Hệ số KNTT hiện thời: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. KNTT hiện thời của công ty năm 2015 là 0.938 lần, năm 2014 là 1.044 lần giảm 0.106 lần tương ứng giảm 10.153%. KNTT hiện thời đầu năm 2015 lớn hơn 1 nhưng đến cuối năm 2015 nhỏ hơn 1 cho thấy cơng ty khơng đảm bảo được khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn.
Hệ số KNTT nhanh: Đây là hệ số giúp xem xét chính xác hơn khả năng thanh tốn của doanh nghiệp. KNTT nhanh của cơng ty năm 2015 là 0.884 lần, năm 2014 là 0.953 lần giảm 0.069 lần, tương ứng giảm 7.24%. Nguyên nhân là do lượng HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Hệ số KNTT nhanh năm 2015 nhỏ hơn 1, điều nà
y cho thấy công ty đã không đảm bảo được khả năng thanh tốn.
Hệ số KNTT tức thời: Trên thực tế thì các khoản phải thu và HTK cũng khó chuyển đổi thành tiền mặt tại đúng thời điểm Công ty cần để chi tiêu, thanh toán. Nên để đánh giá sát hơn nữa về khả năng thanh toán, cần xem xét đến hệ số khả năng thanh toán tức thời, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn dựa trên các tài sản có tính chất lỏng nhất (tiền và các khoản tương đương tiền). KNTT tức thời của công ty cuối năm 2015 là 0.018 lần, đầu năm 2015 là 0.017 lần tăng 0.001 lần tương ứng tăng 5.95%. Nguyên nhân của sự giảm này là do tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty giảm 7.560.881 đồng (2,35%). Như đã phân tích ở trên, do việc cân đối thu chi, khơng dự đốn được chính xác quy mơ sản xuất kinh doanh năm 2015, chính sách phải thu nới lỏng dẫn đến vốn bằng tiền giảm. Nợ ngắn hạn của Công ty cũng giảm 1.483.753.012 đồng (7,83%), tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ giảm của tiền và tương đương tiền. Chỉ tiêu tiền và
tương đương tiền giảm, điều này đã thể hiện sự mạo hiểm của Công ty khi để lại một lượng tiền mặt khá ít, cũng như công tác cân đối thu chi chưa đạt hiệu quả, khiến cho Cơng ty khơng có được sự chủ động trong thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn và các khoản chi tiêu tức thời khác.
Dựa vào bảng 2.9 có thể nhận thấy tuy khả năng thanh toán dựa trên vốn bằng tiền giảm. Việc giảm sút vốn bằng tiền có thể được coi là thiếu tiền cục bộ do kế hoạch sản xuất có nhiều thay đổi, kế hoạch thu chi khơng cân đối. Tuy nhiên nếu tình trạng mất cân đối thu chi ở hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục diễn ra tức công tác quản trị vốn bằng tiền đạt hiệu quả chưa cao trong thời gian dài sẽ có thể gây mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản cho doanh nghiệp.