2.1.3.2 .Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty
2.2.5. Thực trạng quản lý nợ phải thu
BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TY
ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỷ lệ Phải thu khách hàng 15.040.665.821 99.62 17.314.483.867 97.74 -2.273.818.046 -13.13
Trả trước cho người
bán 57.010.000 0.38 400.000.000 2.26 -342.990.000 -85.75
Tổng nợ phải thu 15.097.675.821 100 17.714.483.867 100 -2.616.808.046 -14.77
Qua bảng 2.10- chi tiết các khoản phải thu ta thấy các khoản phải thu cuối năm 2015 so với đầu năm giảm 2.616.808.046 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 13,13%. Trong đó chủ yếu là giảm do các khoản phải thu khách hàng. Năm 2015 các khoản phải thu khách hàng là 15.040.665.821 đồng chiếm tỷ trọng 99,62%. Năm 2014 là 17.314.483.867 đồng chiếm tỷ trọng 97,74%,như vậy trong năm 2015 các khoản phải thu khách hàng giảm so với năm 2014 là 2.273.818.046 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13,13%. Do chính sách thận trọng trong q trình bán hàng dẫn đến các khoản phải thu giảm cũng với đó là việc các bạn hàng của cơng ty có sự ổn định và phát triển nên khoản phải thu của khách hàng giảm.
Một nguyên nhân khác của sự giảm sút này là do trong năm công ty đã giảm lượng cung ứng cho khách hàng do một số nguyên nhân khách quan của nền kinh tế cũng như tìm kiếm những khách hàng mới của công ty đang hạn chế.
Mặt khác để thiết lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng bởi vậy công ty chấp nhận cho khách hàng trả chậm,tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khơng tốt gây bất lợi đối với công ty. VLĐ của công ty bị chiếm dụng nhiều gây ảnh hưởng,khó khăn khơng nhỏ trong việc huy động VLĐ đưa vào kinh doanh.
Các khoản trả trước cho người bán năm 2015 giảm so với năm trước là 342.990.000 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 85,75% và chiếm tỷ trọng 12,48%. Do công ty cần huy động vốn cho các mục tiêu khác nên việc trả trước chiếm tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu.
Để xem xét cụ thể hơn kết quả của công tác quản trị khoản phải thu ta tiến hành phân tích cơng tác thu hồi nợ của Công ty qua bảng sau:
BẢNG 2.11: PHÂN TÍCH CƠNG TÁC THU HỒI NỢ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch
Số tuyệt đối Tỷ lệ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ đồng 28.869.418.056 15.169.131.879 -13.700.286.177 -47.46 Khoản phải thu bình quân đồng 12.191.045.724 16.406.079.844 4.215.034.120 34.57
Vòng quay khoản phải thu Vòng 2.37 0.92 -1.44 -60.96
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 152 360 207.98 136.81
Căn cứ vào bảng phân tích, số vịng quay nợ phải thu năm 2015 là 0.92 vòng, giảm 1,44 vòng, tương ứng với tỷ lệ giảm 60,96%, làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên. Cụ thể, năm 2015 kỳ thu tiền trung bình là 360 ngày, tăng 207,98 ngày, tăng 136,81% so với năm 2014. Có thể thấy rằng tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Cơng ty đang có sự suy giảm, công tác thu hồi nợ của năm 2015 không tốt bằng năm 2014, vốn của Công ty bị chiếm dụng lâu hơn dẫn đến chi phí quản lý và thu hồi nợ tăng, lãng phí, ứ đọng vốn trong thanh tốn. Cơng ty cần phải quản lý các khoản phải thu chặt chẽ hơn, giảm lượng vốn bị chiếm dụng để có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn. Có thể thấy trong năm 2015 doanh thu của công ty đã giảm sút tương đối lớn với tỷ lệ 47,46% tương ứng 13.700.286.177 đồng; trong khi đó nợ phải thu bình qn trong kỳ lại có dấu hiệu tăng với tỷ lệ 34,57%. Điều này cho thấy các chính sách bán hàng và thu hồi nợ của cơng ty cịn nhiều hạn chế.
Như vậy, có thể đánh giá rằngtình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty là chưa thật sự hiệu quả, các khoản phải thu trong năm cịn lớn, Cơng ty cần xây dựng một chính sách bán chịu hợp lý hơn để có thể bên cạnh việc phát huy được tính tích cực trong quan hệ đối tác, khách hàng, cũng phải hạn chế được tình trạng nợ phải thu lớn, tồn đọng, khó địi dẫn đến sự thiếu hụt vốn, giảm khả năng thanh toán. Tốc độ thu hồi nợ của Công ty là chậm và giảm so với năm trước. Tuy nhiên, khoản đi chiếm dụng của Công ty đảm bảo bù đắp được khoản bị chiếm dụng, đây là tín hiệu tốt, góp phần giúp cho tình hình tài chính của Cơng ty được lành mạnh hơn.
Để đánh giá chi tiết hơn về tình hình cơng nợ của Cơng ty, ta đi so sánh khoản phải thu với các khoản nợ phải trả. Ở đây là khoản phải thu khách hàng và các khoản nợ phải trả mang tính chất chu kỳ, khơng tính lãi.
BẢNG 2.12: SO SÁNH KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN VÀ NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH HẢI NAM.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch
Số tiền Tỉ lệ
Khoản phải thu ngắn hạn 17.714.483.867 15.097.675.821 -2.616.808.046 -14.77
Khoản phải trả ngắn hạn 18.938.236.416 17.454.483.404 -1.483.753.012 -7.83
Tỉ lệ CKPT và CKPT 0.94 0.86 -0.07 -7.53
Thông thường, các doanh nghiệp thường so sánh tỉ lệ này với 0,5 để xác định tình hình cân đối giữa khoản phải thu và khoản phải trả. Năm 2014, 2015, tỉ lệ này giảm xuống dưới 1. Tuy nhiên thời điểm cuối năm 2015, Công ty bị chiếm dụng vốn lớn hơn khoản đi chiếm dụng của nhà cung cấp, công nhân viên và các đối tượng khác. Trong khi các khoản phải trả này chủ yếu là phải trả người lao động, phải trả người bán… những khoản có thời gian chậm trả ngắn, thường là 1 tháng. Cho thấy công tác quản trị VLĐ cần được cân nhắc, do một phần nguồn vốn bị chiếm dụng được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay, nguồn vốn đầu tư. Nhà quản trị nên quản lý tốt khoản phải thu để tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều, ứ đọng tại khách hàng, có thể gây ra các khoản nợ q hạn, nợ khó địi.