3.2.1 .Bố trí lại cơ cấu tài sản theo hướng tiếp tục tăng tỷtrọng TSDH
3.2.3. Bố trí cơ cấu nguồn vốnlưu động hợp lý, khai thác thêm nguồn tài trợ
- Bố trí cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý:
Năm 2015 toàn bộ VLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Với cơ cấu như trên rủi ro trong kinh doanh sẽ rất lớn khi áp lực thanh toán trong thời gian ngắn q lớn. Do đó cơng ty nên điều chỉnh lại cơ cấu các nguồn tài trợ bằng việc khai thác thêm nguồn vốn lưu động thường xuyên (đặc biệt là vay dài hạn), hạn chế bớt nguồn vốn lưu động tạm thời là vay ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo tính an tồn tài chính và chi phí sử dụng vốn khơng q lớn. Cụ thể cơng ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
+ Giảm nợ ngắn hạn: Trả nợ ngay các khoản nợ đến hạn trả, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Có thể chuyển dần các khoản vay nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn bằng cách vay dài hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn từ đó làm tăng nguồn vốn thường xuyên của công ty.
+ Tăng nguồn vốn lưu động dài hạn: Tài trợ TSLĐ thường xuyên bằng vay dài hạn cũng có thể cân nhắc trong trường hợp cần thiết vì hiện nay cơng ty vẫn có khả năng thanh tốn các khoản nợ cịn rất bé và tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn VLĐ thường xuyên là bằng 0. Mặt khác, Cơng ty lại có mối quan hệ lâu dài và uy tín với một số ngân hàng có chi nhánh trên địa bàn như Vietinbank, MB, ACB, VIB,…Vì thế, việc vay ngân hàng có thể coi là thuận lợi. Tuy nhiên, vì là vay dài hạn nên lãi suất cao hơn vay ngắn hạn, Cơng ty
cần tính tốn kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của mình để có thể đảm bảo được khả năng trả nợ cũng như tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Ngồi ra, cũng cân nhắc xem số lượng vay cần thiết là bao nhiêu để không làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của mình. Nếu tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, Cơng ty có thể thực hiện bằng cách kêu gọi thêm vốn đầu tư của các chủ sở hữu Công ty hoặc bổ sung vốn kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế để lại. Tuy nhiên, việc các chủ sở hữu Cơng ty có thể bỏ ra một lượng vốn lớn khơng phải là điều dễ dàng nên phương thức gia tăng lợi nhuận để lại tái đầu tư sẽ khả thi hơn. Ngồi ra cơng ty có thể tận dụng một cách linh hoạt nguồn kinh phí từ các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính để tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong kỳ.
Việc bố trí sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả, thuận lợi hơn do tính chủ động khi thực hiện các quyết định của mình.
- Khai thác thêm nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chi phí thấp Do VLĐ ứ đọng ở các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nên việc sử dụng thêm các khoản phải trả để tài trợ cho VLĐ là việc nên làm để giảm bớt gánh nặng về chi phí tiền lãi cho các khoản vay. Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn lưu động tạm thời chiếm tỷ trọng khá lớn, mới chỉ tập trung chủ yếu ở vay nợ ngắn hạn còn những nguồn chiếm dụng khơng mất chi phí (các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán, các khoản phải trả khác…) chưa được khai thác triệt để vì vậy cơng ty cần có biện pháp khai thác thêm nguồn vốn chiếm dụng này để giảm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên việc sử dụng các khoản này đòi hỏi các nhà quản lý phải hết sức linh hoạt vì thời gian các khoản phải trả khơng thể kéo dài, gây mất lịng tin đối với bạn hàng và các bên liên quan.