Thực trạng kết cấu vốnlưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam (Trang 62 - 69)

2.1.3.2 .Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty

2.2.3. Thực trạng kết cấu vốnlưu động

a) Kết cấu vốn lưu động theo hình thái và tính thanh khoản

Để kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách phân bổ vốn lưu động khác nhau hay cơ cấu vốn khác nhau nhất định. Song việc phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý lại thể hiện phương pháp, cách thức quản trị VLĐ của từng nhà lãnh đão khác nhau.Vì thế, để xem xét công tác quản trị vốn lưu động ta cần đi vào phân tích cơ cấu vốn lưu động của Công ty.

Bảng 2.5: KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG THEO HÌNH THÁI VÀ TÍNH THANH KHOẢN

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền trọngTỉ Số tiền trọngTỉ Số tiền Tỷ lệ Tổng cộng nguồn VLĐ 16373417800 100 19.762.393.396 100 -3.388.975.596 -17.15 I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 314178707 1.92 321.739.588 1.63 -7.560.881 -2.35 II. Phải thu ngắn hạn

15.097.675.821 92.21 17.714.483.867 89.64 -2.616.808.046

-14.77 III. Hàng tồn kho 936.778.122 5.72 1.721.678.039 8.71 -784.899.917 -45.59 IV. Tài sản ngắn hạn khác 24.785.15 0.15 4.491.902 0.02 20.293.248 451.77

1.63

89.64 8.71 0.02

Tiền và các khoản tương đương tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 31/12/2014 1.92 92.21 5.72 0.15 Tiền và các khoản tương đương tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

31/12/2015

Hình 2.6: Tình hình phân bổ nguồn vốn lưu động của Công ty

Qua bảng 2.5 và hình 2.6 ta thấy:

Các chỉ tiêu đều có sự biến động tương đối lớn. VLĐ cuối năm 2015 là 16.373.417.800 đồng giảm 3.388.975.596 đồng so với đầu năm 2014 tương ứng với tỷ lệ giảm 17,15%. Trong các bộ phận của VLĐ thì hàng tồn kho giảm nhiều nhất 45,59% tạo nên sự giảm chung của vốn lưu động, giảm ít

nhất là tiền và các khoản tương đương tiền. Để xem xét sự gia tăng này có thực sự hợp lý hay không ta đi vào xem xét các khoản cụ thể:

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ. Cụ thể, đầu năm 2015 chiếm 89,64%, cuối năm 2013 chiếm 92,21%. Phải thu ngắn hạn của Công ty thời điểm cuối năm 2015 giảm xuống 14,77% do trong năm 2015 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm, cấc khoản phải thu của khách hàng giảm, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, Cơng ty áp dụng chính sách nới lỏng trong thanh toán, cho phép thời gian mua chịu của khách hàng tăng lên. Vì vậy, Cơng ty trong thời gian tới phải phát huy lập kế hoạch và có chính sách bán chịu hợp lý hơn nữa, tránh rủi ro gia tăng nợ quá hạn khó địi hoặc khơng thu được nợ do khách hàng khơng có khả năng thanh tốn hoặc vỡ nợ, gây mất vốn cho Công ty.

Tiếp đến là khoản mục HTK: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong kết cấu VLĐ của Công ty ở cả thời điểm đầu và cuối năm 2015. Giá trị hàng tồn kho đầu năm 2015 là 1.721.678.039 đồng chiếm tỷ trọng 8,71% và đến cuối năm 2015 HTK tăng lên 936.778.122 đồng chiếm tỷ trọng 5,72%. Như vậy, HTK đã giảm xuống 784.899.917 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 45,59%.Bắt nguồn từ nguyên nhân là do việc phải dự trữ hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu giảm xuống.

- Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một tỷ trọng nhỏ 1,63% đầu năm và 1,92% cuối năm.Cuối năm 2015 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 7.560.881đồng tương ứng tỷ lệ giảm 2,35%,do trong năm qua công ty đã giảm dự trữ tiền mặt,một phần dùng trả lương cho công nhân viên.Vốn bằng tiền của Công ty giảm đáng kể sẽ làm KNTT tức thời của công ty giảm nhưng cho thấy Công ty đang cố gắng tận dụng nguồn vốn này vào sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, nếu dự trữ tiền mặt q thấp sẽ có thể làm Cơng ty mất KNTT tức thời ảnh hưởng tới uy tín của Cơng ty. Vì vậy, Cơng ty cần xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lí.

thời điểm cuối năm và đầu năm 2015 (đầu năm chiếm tỷ trọng 0,02% và cuối năm chiếm tỷtrọng 0,15% ), tuy nhiên trong năm 2015 khoản mục này tăng 20.293.248 đồng, cũng góp phần làm cho VLĐ của Cơng ty tăng.

Như vậy, thơng qua phân tích kết cấu của VLĐ nhận thấy tỷ lệ phân bổ nguồn VLĐ của Công ty phần lớn nằm trong HTK và các khoản phải thu. Với tỷ lệ phân bổ như vậy, cho thấy vốn của Công ty bị ứ đọng một lượng lớn trong quá trình sản xuất và trong khách hàng, điều này làm giảm khả năng thanh khoản, phát sinh chi phí lưu giữ, bảo quản HTK, chi phí quản lý nợ phải thu. Đồng thời, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ của Công ty cũng khiến cho khả năng thanh tốn của Cơng ty có thể giảm sút.

Việc Cơng ty phân bổ VLĐ như trên là do bởi sự tác động của đặc điểm hoạt động SXKD của Cơng ty, với đặc điểm chính là một Cơng ty sản xuất nên VLĐ trong khâu dự trữ thường rất lớn, sau đó mới đến vốn trong thanh tốn. Mặc khác do Cơng ty tiến hành mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng mặt hàng kinh doanh nên ảnh hưởng lớn đến việc dự trữ HTK và chính sách bán chịu của Cơng ty.

b) Kết cấu vốn lưu động theo vai trò:

Dựa theo phân loại vốn lưu động theo vai trò, VLĐ được chia làm vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, VLĐ trong khâu sản xuất và vốn lưu động trong khâu lưu thông. Tại công ty TNHH Hải Nam, công ty luôn dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục. Bán thành phẩm, sản phẩm dở dang được xác định giá trị theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, giá thành sản phẩm được xác định theo phương pháp kết chuyển chi phí song song nên khơng phản ánh giá trị bán thành phẩm, sản phẩm dở dang ở mục riêng trên báo cáo tài chính. Do đó, khơng xác định được VLĐ trong khâu sản xuất. VLĐ trong khâu thanh toán cũng phản ánh qua vốn thành phẩm, vốn trong thanh tốn, vốn bằng tiền. Để phân tích rõ hơn tình hình phân bổ vốn lưu động theo vai trị, ta có bảng:

BẢNG 2.6: PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG THEO VAI TRÒ

ĐVT: VNĐ

STT Chỉ tiêu

31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch

Số tiền (đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền(đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (đồng) lệ(%)Tỷ Tỷ trọng(%)

I VLĐ trong khâu dữ trữ sản xuất 610.071.040 3.09 834.738.672 5.10 224.667.632 36.83 2.01

1 Nguyên liệu, vật liệu 610.071.040 100 834.738.672 100 224.667.632 36.83 0

2 Công cụ, dụng cụ

II VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất 0 0 25.200.000 0.15 25.200.000 100 0.15

1 Chi phi sản xuất, kinh doanh dở dang 0 0 25.200.000 100 25.200.000 100 100

III VLĐ trong khâu lưu thông 19.152.322.356 96.91 15.513.479.128 94.75 -3.638.843.228 -19.00 -2.17

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 321.739.588 1.68 314.178.707 2.03 -7.560.881 -2.35 0.35

2 Thành phẩm 698.597.994 3.65 4.852.015 0.03 -693.745.979 -99.31 -3.62

3 Hàng hóa 413.009.005 2.16 71.987.435 0.46 -341.021.570 -82.57 -1.69

4 Các khoản phải thu ngắn hạn 17.714.483.867 92.49 15.097.675.821 97.32 -2.616.808.046 -14.77 4.83

5 Thuế GTGT được khấu trừ

6 Tài sản ngắn hạn khác 4.491.902 0.02 24.785.150 0.16 20.293.248 451.77 0.14

IV Tổng cộng 19.762.393.396 100 16.373.417.800 100 -3.388.975.596 -17.15 0

Từ bảng 2.6 ta thấy kết cấu vốn lưu động theo vai trị có sự thay đổi lớn. Cơng ty có sự gia tăng tỷ trọng vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất,giảm tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông. Cụ thể:

-VLĐ trong khâu dữ trữ sản xuất tăng về quy mô. Cụ thể VLĐ trong khâu sản xuất tăng 224.667.632 đồng, tương ứng tăng 36,83%. Nguyên nhân chủ yếu do: nguyên, vật liệu tăng mạnh. Năm 2015, doanh thu thuần của Công ty đạt 15.169.131.879 đồng, trong khi thời điểm cuối năm 2015, dự trữ nguyên vật liệu chỉ có 834.738.672 đồng. Mức dự trữ này khiến q trình sản xuất của Cơng ty bị gián đoạn, không đảm bảo được kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của việc dự trữ nguyên, vật liệu, từ năm 2014, cả tỷ trọng và quy mô dự trữ nguyên, vật liệu của Công ty đều tăng. Khoản mục nguyên vật liệu cuối năm 2015 tăng cũng một phần do giá trị bán thành phẩm, sản phẩm dở dang tăng, điều này là hoàn tồn phù hợp với tình hình mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên trong thời gian tới, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới vốn ở khâu này, tránh tình trạng ứ đọng vốn, làm cho vốn khơng sinh lời, gây thất thốt cho doanh nghiệp.

- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: Đây là phần vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng VLĐ ( chiếm 0,15%) tại thời điểm cuối năm 2015. Nhìn chung tỷ trọng như vậy là hợp lý với cơng ty bởi vì nếu nguốn vốn này chiếm tỷ trọng lớn sẽ không tốt cho công ty, ảnh hưởng tới khâu cung ứng và tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Xét về tỷ lệ, so với đầu năm 2015 thì VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất cuối năm 2015 tăng 25.200.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 100%

- VLĐ ở khâu lưu thông: Đây là phần vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ, chiếm 94,75% (cuối năm 2015) và giảm 2,17% so với đầu năm 2015. Bên cạnh đó, VLĐ ở khâu này giảm 3.638.843.228 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 19% khi so sánh cuối năm 2015 so với đầu năm 2015. Nhìn chung

đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại như Cơng ty thì việc vốn ở khâu lưu thơng chiếm tỷ trọng lớn nhất là điều hợp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần chú ý và có chính sách hợp lý để tránh tình trạng vốn trong khâu lưu thông quá nhiều dẫn đến vốn ở khâu dự trữ sản xuất bị thiếu hụt, dẫn đến ngưng trệ sản xuất và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Từ tình hình kết cấu vốn lưu động theo vai trị qua các năm, có thể thấy Cơng ty đã chú trọng hơn vào khâu dự trữ sản xuất. Tuy nhiên tỷ trọng vốn trong khâu lưu thơng chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý để cân đối vốn trong khâu dự trữ sản xuất và vốn trong lưu thông.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện hải nam (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)