Giải pháp đối với quy trình quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế THEO PHƢƠNG THỨC tín DỤNG CHỨNG từ tại NGÂN HÀNG VIB (Trang 71 - 74)

3.3. Giải pháp thúc đẩy công tác quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo

3.3.2. Giải pháp đối với quy trình quản trị rủi ro

Hiện nay, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh và phòng giao dịch của VIB vẫn đang đƣợc triển khai một cách hiệu quả. Tuy nhiên, do tập quán hoạt động thực tiễn của Ngân hàng, ban quản trị chỉ thực hiện hai trong bốn bƣớc của quy trình quản trị rủi ro tiêu chuẩn; theo đó; các cán bộ quản trị thƣờng tiến hành nhận dạng, xác định nguyên nhân rủi ro và đề ra các biện pháp quản trị căn cứ vào tình hình cụ thể. Nhƣ vậy, mơ hình quản trị rủi ro đƣợc áp dụng trong thực tế chỉ mang tính ứng phó tạm thời, khơng đảm bảo đem lại hiệu quả tích cực lâu dài. Do đó, nhằm cải thiện chất lƣợng công tác quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng chứng từ trong giai đoạn trung và dài hạn, đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của VIB so với các NHTM khác trong cùng phân mảng dịch vụ; ban quản trị cần đảm bảo thực hiện đầy đủ và triệt để các bƣớc trong quy trình quản trị rủi ro tiêu chuẩn, bao gồm: nhân dạng, xác định nguyên nhân rủi ro – đề ra biện pháp quản trị rủi ro – theo dõi, đánh giá và điều chỉnh.

Đối với công tác đo lường rủi ro: Các cán bộ quản trị cần thƣờng xuyên xem xét và

đánh giá tần số xuất hiện cũng nhƣ mức độ thiệt hại khi có rủi ro phát sinh; từ đó; thực hiện phân bổ nguồn lực, trích lập dự phịng phù hợp với từng phân nhóm rủi ro; bên cạnh đó; quy định mức phí dịch vụ dựa trên mức độ rủi ro đối với những đối tƣợng khách hàng giao dịch thanh tốn. Trong đó:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Thời gian đo lƣờng: ban quản trị tại hội sở cần tiến hành thống kê, đo lƣờng tổng thể rủi ro phát sinh theo định kỳ 5 năm một lần. Đồng thời, cán bộ quản trị tại từng chi nhánh và phịng giao dịch cũng cần tiếp tục hồn thành tốt nhiệm vụ thống kê và lập báo cáo nội bộ thƣờng niên, gửi về hội sở nhằm cung cấp đầy đủ nguồn thông tin cần thiết cho việc đo lƣờng.

- Phạm vi đo lƣờng:

+ Một là, hiện nay, VIB đang áp dụng mơ hình tổ chức thực hiện nghiệp vụ TTQT theo hình thức giao dịch tập trung có phân cấp cho chi nhánh. Theo đó, cơng tác khảo sát, đo lƣờng rủi ro phải đƣợc thực hiện tại từng chi nhánh và phòng giao dịch – nơi trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và xử lý giao dịch thanh toán.

+ Hai là, bên cạnh việc tiến hành công tác quản trị rủi ro trong nội bộ hoạt động của Ngân hàng nhƣ hiện nay, VIB cũng cần thực hiện khảo sát và đo lƣờng rủi ro tại những ngân hàng có tồn tại mối quan hệ thanh tốn trên thị trƣờng. Theo đó, nhƣ hiện nay và sự phức tạp của các NVNHQT, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng chứng từ, ban quản trị có thể nhận biết và hệ thống hóa các rủi ro tiềm ẩn hoặc phát sinh; từ đó; để ra phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa thiệt hại phát sinh.

+ Đối tƣợng đo lƣờng: các rủi ro đã phát sinh và các rủi ro tiềm ẩn trong nội tại hoạt động của VIB và những ngân hàng có tồn tại quan hệ thanh tốn khác.

- Cách thức đo lƣờng:

+ Một là, đối với công tác khảo sát, đo lƣờng rủi ro tại các chi nhánh và phòng giao dịch, bộ phận TTQT trực tiếp thống kê tần số xuất hiện và mức độ thiệt hại của từng phân nhóm rủi ro và từng rủi ro thành phần. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh phải tự chịu sự giám sát của ban quản trị tại hộ sở.

+ Hai là, đối với công tác khảo sát, đo lƣờng rủi ro tại sở giao dịch và hội sở, ban quản trị tại hội sở sẽ trực tiếp thống kê tần số xuất hiện và mức độ thiệt hại của rủi ro. Bên cạnh đó, kết hợp với các chi nhánh và phịng giao dịch, ban quản trị phải đảm bảo tính xuyên suốt trong quá trình thống kê các rủi ro phát sinh trong giao dịch thanh toán trong tổng thể hoạt động của Ngân hàng.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Hệ thống hóa kết quả đo lƣờng: dựa trên kết quả khảo sát, đo lƣờng tần số xuất hiện, mức độ thiệt hại của từng phân nhóm rủi ro và từng rủi ro thành phần; ban quản trị của VIB cần sắp xếp thứ tự ƣu tiên của từng rủi ro; theo đó; phân bố nguồn lực và mức tài trợ, dự phòng đối với từng rủi ro cụ thể nhằm hạn chế tối đa tính bất hợp lí giữa nguồn lực quản trị và mức độ thiệt hại của từng rủi ro.

Đối với công tác theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh: trong q trình thực hiện cơng tác quản trị rủi ro đối với nghiệp

vụ tín dụng chứng từ, bộ phận quản trị của VIB cần phải thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh nhằm đảm bảo cho các giải pháp quản trị đƣợc vạch ra có thể thích ứng với những biến động ngoài dự kiến của thực tiễn vận hành nghiệp vụ. Trong đó:

- Thời gian thực hiện: sau khi định ra phƣơng hƣớng và các giải pháp quản trị đối với từng phân nhóm rủi ro cụ thể, ban quản trị cần theo dõi định kỳ (theo quý, theo một năm hoặc nửa năm dƣơng lịch) mức độ hiệu quả và khả năng thích ứng của các giải pháp quản trị trƣớc sự biến đổi bất thƣờng của thực tiễn nghiệp vụ. Nếu có phát sinh bất kỳ trở ngại nào ngoài dự kiến, ban quản trị cần chủ động khảo sát, từ đó, tiến hành đề ra phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể đối với từng nguy cơ phát sinh.

- Phạm vi thực hiện: VIB áp dụng cơ cấu tổ chức giao dịch tập trung có phân cấp; do đó; việc theo dõi, đánh giá và điều chỉnh lại các biện pháp quản trị rủi ro đƣợc thực hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch.

- Nội dung thực hiện: Thông qua các Báo cáo nội bộ thƣờng niên từ Bộ phận TTQT thuộc các chi nhánh và phòng giao dịch về thực tiễn tiến hành nghiệp vụ và những nguy cơ tiềm ẩn, bên cạnh đó là những tranh chấp và khó khăn mà Ngân hàng gặp phải trong các giao dịch thanh tốn theo phƣơng thức tín dụng chứng từ, ban quản trị cần theo dõi, đánh giá mức độ phù hợp giữa các giải pháp quản trị và thực tiễn nghiệp vụ. Trong trƣờng hợp có phát hiện bất cập, ban quản trị cần tiến hành khảo sát, đo lƣờng; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, loại bỏ giải pháp quản trị kém hiệu quả, đề ra phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể nhằm tăng khả năng thích ứng của các giải pháp quản trị đối với sự thay đổi bất thƣờng của thực tiễn tiến hành nghiệp vụ.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế THEO PHƢƠNG THỨC tín DỤNG CHỨNG từ tại NGÂN HÀNG VIB (Trang 71 - 74)