2.5 Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu
2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu
2.5.1.1 Công tác tuyên truyền
Theo (Phan Thái Trường Phúc và Bùi Văn Trịnh, 2019) công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, Luật BHYT. Tuyên truyền để mỗi người dân hiểu và tự nguyện tham gia BHYT. Quan điểm của (Bùi Thị Tuyết Thanh, 2020) nhấn mạnh rằng công tác tuyên truyền được thực hiện qua nhiều kênh như cán bộ BHXH tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua nhân viên đại lý thu; đa dạng về hình thức tun truyền từ Panơ, áp phích, tờ rơi. Theo (Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban, 2013) đề xuất tổ chức các c̣c thi tìm hiểu về Luật BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của xã, phường, các hợi, đồn thể; mở kênh thông tin và giải đáp thắc mắc cho người mua BHYT tự nguyện trên điện thoại, đường dây nóng. Như vậy, công tác tuyên truyền về những thay đổi của Luật BHYT càng rợng thì tính lan tỏa càng lớn, điều này làm tăng ý định mua BHYT của người dân. Vì vậy, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết H1: Cơng tác tun truyền có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của hộ gia đình.
2.5.1.2 Cơ sở vật chất nơi khám chữa bệnh
Quan điểm của (Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban, 2013) cho rằng: Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, người dân có quyền được hưởng những dịch vụ tốt hơn với cơ sở khám chữa bệnh khang trang, hiện đại, sạch sẽ và các trang thiết bị chẩn đốn và điều trị hiện đại và điều này có tác đợng đến việc quyết định mua BHYT của người dân. Theo (Bùi Thị Tuyết Thanh, 2020; Phan Thái Trường Phúc và Bùi Văn Trịnh, 2019; Nguyễn Thị Đan Thương, 2015) đã khẳng định yếu tố Cơ sở vật chất khám chữa bệnh cơ ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của người dân và hợ gia đình. Vì vậy, nghiên cứu này đưa ra giảng thuyết rằng:
Giả thuyết H2: Cơ sở vật chất khám chữa bệnh có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của hộ gia đình.
28
2.5.1.3 Thủ tục hành chính khám chữa bệnh
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Theo (Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban, 2013; Vũ Ngọc Huyên & Nguyễn Văn Song, 2014) trong khám chữa bệnh BHYT vẫn còn những phiền hà, thủ tục rườm ra, người bệnh phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chưa nhiệt tình, thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh chậm được cải tiến. Trong nghiên cứu của (Bùi Thị Tuyết Thanh, 2020) khẳng định thủ tục hành chính khám chữa bệnh đã ảnh hưởng đến ý định mua BHYT theo hộ gia đình. Vì vậy, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết H3: Thủ tục hành chính có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của hộ gia đình.
2.5.1.4 Quyền lợi khi tham gia BHYT
Theo Phan Thái Trường Phúc và Bùi Văn Trịnh (2019) quyền lợi khi tham gia BHYT gồm các yếu tố: Bù đắp mợt phần chi phí khám chữa bệnh; Phịng ngừa rủi ro ốm đau, bệnh tật; Khơng tốn nhiều chi phí để mua thêm thuốc ngồi danh mục được thanh thanh toán BHYT; Chất lượng thuốc cho bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT đảm bảo yêu cầu chữa trị. Kết quả nghiên cứu tương đồng của (Bùi Thị Tuyết Thanh, 2020) cũng nhấn mạnh quyền lợi khi tham gia BHYT sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của người dân.
Giả thuyết H4: Quyền lợi khi tham gia BHYT có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của hộ gia đình.
2.5.1.5 Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
Theo Nguyễn Thị Thúy Nga (2020) cho rằng chất lượng khám, chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến ý tế xã, phường, thị trấn chưa đáp ứng nhu cầu là lý do ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT của hợ gia đình. Cũng theo Nguyễn Thị Thúy Nga (2020) thì người dân có nhận định “Chúng tôi muốn mua BHYT, nhưng chất lượng dịch vụ
29
khám chữa bệnh theo BHYT chưa đảm bảo, như thái độ không thân thiện, không đủ thuốc, thủ tục hành chính rườm rà và thời gia chờ khám chữa bênh lâu”. Theo (Bùi
Thị Tuyết Thanh, 2020); Trần Thị Kim Oanh và Nguyễn Việt Hồng Anh, 2021) đã khẳng định yếu tố Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của hợ gia đình. Vì vậy, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết H5: Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua BHYT của hộ gia đình.
30
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 nghiên cứu đã trình bày tổng quan về BHYT, vai trị của BHYT trong đời sống xã hợi, nhận thức của người dân về BHYT; nghiên cứu cũng đề cập đến sự cần thiết của BHYT hợ gia đình, thủ tục mua BHYT hợ gia đình, mức đóng, mức hưởng BHYT hợ gia đình. Dựa vào điều kiện đặc thù về vị trí địa lý, tâm lý, văn hóa và phong tục tập quán người dân của địa phương Quảng Ngãi. Trên cơ sở tham khảo một số các nghiên cứu có liên quan làm cơ sở nền tảng cho đề tài nghiên cứu. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua BHYT hợ gia đình trên địa thành phố Quảng Ngãi gồm 5 yếu tố là: (1) Công tác tuyên truyền, (2) Cơ sở vật chất khám chữa bệnh; (3) Thủ tục hành chính khám chữa bệnh, (4) Quyền lợi khi tham gia BHYT, (5) Chất lượng dịch vụ khám chữa bênh. Việc thực hiện phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, khảo sát thu thập dữ liệu và các tiêu chuẩn để đo lường đánh giá các nhân tố được tác giả trình bày cụ thể ở chương 3 tiếp theo.
31
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU