Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn thành phố quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 60)

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu cịn tùy thuộc vào phương pháp hồi quy sử dụng. Tuy vậy, (Hair, 2009) cho rằng, nếu sử dụng phương pháp hồi quy thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 quan sát. Theo Hoelter (1983) lại cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 mẫu.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2014) để sử dụng phân tích nhân tố EFA, chúng ta cần kích thước mẫu đủ lớn. Xác định kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp là vấn đề khá phức tạp mà thường các tác giả dựa theo kinh nghiệm. Theo (Hair, 2009) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu cần phải có là 50 mẫu, tốt hơn là 100 mẫu với tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, tức là 1 biến đo lường cần ít nhất là 5 quan sát, tốt nhất nên là 10:1 trở lên. Theo công thức này, với 28 biến quan sát (25 biến thuộc các yếu tố biến độc lập và 3 biến tḥc yếu tố biến phụ tḥc) thì mẫu nghiên cứu của đề tài này cần phải có là: n = 5 x 28 = 140 mẫu.

Kích thước mẫu cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi thực hiện mơ hình hồi quy bợi về mối quan hệ giữa các biến độc lập định lượng và biến phụ tḥc định lượng. Chọn kích thước mẫu trong hồi quy bợi phụ tḥc nhiều yếu tố, ví dụ: mức ý nghĩa, độ mạnh của phép kiểm định, số lượng biến độc lập (Tabachnick, 2007; Nguyễn Đình Thọ, 2014). Cơng thức theo kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bợi đó là: n > 50 + 8 x p, với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và

42

p số lượng biến độc lập trong mơ hình. Với 5 biến đợc lập trorng mơ hình, mẫu nghiên cứu cần tối thiểu cần có là: n = 50 + 8 x 5 = 90 mẫu.

Như vậy, kết hợp hai phương pháp xác định cỡ mẫu, cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 145 quan sát. Tuy nhiên, nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt, giúp tăng tính đại diện cho tổng thể. Do vậy, để đảm bảo đợ chính xác cũng như khả năng thu hồi lại số phiếu khảo sát, tác giả tiến hành điều tra đến các hợ gia đình tại Thành phố Quảng Ngãi, với 9 phường và 14 xã, số lượng là 250 phiếu điều tra. Trong nghiên cứu này tác giả chọn mẫu theo phương pháp phân tầng nhiều giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tại thành phố Quảng Ngãi chọn các Phường theo thứ tự Phường có điều kiện kinh tế khá, trung bình và thấp; tiếp theo là các Xã theo tiêu chí tương tự. Giai đoạn 2: Tại mỗi Phường, Xã chọn ngẫu nhiêu một số Tổ dân phố, Thôn, Cụm dân cư.

Giai đoạn 3: Tại mỗi Tổ dân phố, Thôn, Cụm dân cư chọn ngẫu nhiên các hợ gia đình tham gia khảo sát như phân bổ ở (bảng 3.8).

Tổng số lượng bảng câu hỏi điều tra phát ra 250 phiếu khảo sát, mỗi bảng câu hỏi ngồi thơng tin chung về cá nhân cịn có phần nợi dung nghiên cứu được đo lường dựa theo thang đo Likert 5 mức độ.

Sau khi thu nhận phiếu điều tra khảo sát sẽ tiến hành tổng hợp các bảng khảo sát để sàn lọc ra những bảng câu hỏi hợp lệ và không phù hợp, bước tiếp theo là tiến hành nhập dữ liệu khảo sát vào phần mềm và phân tích dữ liệu đã khảo sát được đánh giá, kết luận các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ việc phân tích từ SPSS 20.0 đã được phân tích, giải thích và trình bày thành bản báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh.

43

Bảng 3.8 Phân bổ mẫu khảo sát

Đơn vị cấp xã, phường thuộc thành phố Quảng Ngãi

Số lượng hộ

gia đình Tỷ lệ Số mẫu

Phường Chánh Lộ 15 6% 15

Phường Lê Hồng Phong 18 7,2% 18

Phường Nghĩa Chánh 16 6,4% 16

Phường Nghĩa Lộ 14 5,6% 14

Phường Nguyễn Nghiêm 20 8% 20

Phường Quảng Phú 16 6,4% 16

Phường Trần Hưng Đạo 20 8% 20

Phường Trần Phú 15 6% 15

Phường Trương Quang Trọng 13 5,2% 13

Xã Nghĩa An 5 2% 5 Xã Nghĩa Dõng 9 3,6% 9 Xã Nghĩa Dũng 9 3,6% 9 Xã Nghĩa Hà 6 2,4% 6 Xã Nghĩa Phú 4 1,6% 4 Xã Tịnh An 7 2,8% 7 Xã Tịnh Ấn Đông 11 4,4% 11 Xã Tịnh Ấn Tây 8 3,2% 8 Xã Tịnh Châu 10 2,5% 10 Xã Tịnh Hòa 4 1,6% 4 Xã Tịnh Khê 9 3,6% 9 Xã Tịnh Kỳ 5 2% 5 Xã Tịnh Long 10 2,5% 10 Xã Tịnh Thiện 6 2,4% 6 Tổng cộng 250 100% 250 Nguồn: Tác giả tổng hợp

44

3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của Sở, Ban ngành và cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ngãi; các bài báo khoa học trong nước và nước ngồi. Nguồn thơng tin thứ cấp báo gồm: Số liệu báo cáo về tình hình kinh tế xã hợi, thống kê tình hình dân số, ngành nghề, độ tuổi lao động, thu nhập của người dân trên địa bàn Quảng Ngãi. Báo cáo tình hình thực hiện cơng tác giai đoạn 2018 - 2020 của ngành BHXH tỉnh Quảng ngãi. Các văn bản pháp luật về BHXH, BHYT và các văn bản dưới pháp luật có liên quan. Các nghiên cứu về phát triển BHYT và BHYT toàn dân, các nghiên cứu về ý định mua BHYT của người dân, bài giảng về phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS, tham khảo nguồn tài liệu trên google scholar, sách báo, tạp chí chuyên khảo,…

3.3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu này, tác giả không lựa chọn vùng nghiên cứu đại diện mà tiến hành khảo sát diện rợng các hợ gia đình có hợ khẩu tại các phường trung tâm của thành phố Quảng Ngãi có số hợ gia đình tham gia BHYT cao, các xã ven thành phố có số hợ gia tham gia BHYT trung bình và các xã có số hộ gia tham gia BHYT thấp.

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp bằng bảng phiếu khảo sát đại diện các hợ gia đình khi tham gia khám bệnh theo thẻ BHYT tại bốn Bệnh viện và Trung tâm Y tế trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi là Bệnh viên đa khoa tỉnh Quảng Ngãi; Bệnh viện đa khoa thành phố Quảng Ngãi; Trung tâm Nội tiết Quảng Ngãi và Trung tâm y tế Sơn Tịnh. Số lượng hợ gia đình phỏng vấn cụ thể như sau: khảo sát 147 hợ gia đình tại 9 phường của thành phố Quảng Ngãi; điều tra 103 hợ gia đình tại 14 xã vùng ven của thành phố Quảng Ngãi.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc khảo sát trực tiếp các hợ gia đình gặp nhiều khó khăn, thời gian khảo sát kéo dài. Tổng số phiếu phát ra là 250 phiếu, tuy nhiên số phiếu thu về chỉ được 225 phiếu, chỉ đạt tỷ lệ 90%. Số phiếu khảo sát thu

45

hồi, sau khi kiểm tra và loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ là 20 phiếu (8,89%). Số phiếu khảo sát hợp lệ là 205 phiếu, tương đương 91,1% trong tổng số phiếu khảo sát thu về.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn thành phố quảng ngãi (luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)